SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 12-2022 MỪNG LỄ GIÁNG SINH & CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2023
***
***
Mỹ Hân còn chút gì để nhớ để thương
https://youtu.be/eS7NfgI5rck
*KÍNH MỜI QUÝ VỊ THƯỞNG LÃM & CHUYỂN TIẾP
***
*NHỮNG ĐỀ MỤC CHÍNH:
*BIẾM MINH HỌA–TRANG ĐẶC BIỆT VĂN THƠ LẠC VIỆT*
*CT TÁC PHẨM & TÁC GIẢ, GS TRẦN KHÁNH & MỘNG LAN.
*TẢN MẠN–HỒI KÝ–NHẠC–THƠ–TRUYỆN NGẮN–DIÊN NGÂM
*XƯỚNG HỌA–TÀI LIỆU HIẾM–GIÁ TRỊ LỊCH SỬ–THƯ GIÃN.
***
*QUÝ VĂN NGHỆ SĨ THỜI DANH GÓP MẶT TRONG SỐ NÀY
*PHẠM THIÊN THƯ–TRẦN QUỐC BẢO–LÊ VĂN HẢI*
*HÀ NGUYÊN DU–LÊ TUẤN–PHƯƠNG HOA–MINH THÚY TN
*THANH THANH–MỘNG LAN–LUÂN TRƯỜNG–LÝ TRUNG TÍN
*BS NGUYỄN XUÂN QUANG –THAI LAN–NGUYỄN NGỌC HOA
*NGUYỄN VĂN THƠ–GIÁNG HƯƠNG–TUỆ TÂM–HỒNG ÂN*
*NGUYỄN THƯỢNG VŨ–SONG THAO–TIỀU PHU–CHƯƠNG HÀ*
*MINH DI–BÙI PHẠM THÀNH– MINH ĐẠT-YÊN HÀ
*THAILAN-THUY VAN-NGUYỄN MỸ HÀO–VÕ TÁ HÂN–
*TUYỀN LINH-PHẠM THÀNH CHÂU-LIÊU XYÊN
*LÝ ĐƯC QUỲNH–LỖ TRÍ THÂM–DANH THƯ–HỒ NGUYỄN
*CAO MỴ NHÂN–TRẦN ĐÔNG THÀNH–ĐỖ QUANG VINH
*ĐẶNG QUANG CHÍNH–MAI HUYỀN NGA–TRỊNH CƠ
*PHẠM ĐỨC HUYẾN–THANH HOÀI–HUY HOÀNG–CẨM TÚ
*VŨ ĐÌNH ÂN–HUYỀN PHẠM–MINH VIÊN–HOÀNG NGỌC VÂN
*KIMCHI HOÀNG–KHẮC TRIỆU–NGÔ TÍN–NGỌC QUY
*KANA NGỌC THÚY–HẢI YẾN–BẢO YẾN
*XUÂN PHÚ DIỆU NHÂN–CAO MẶC NIỆM–LÊ MAI
*THANH MINH–VŨ CÔNG MINH–ĐÔNG NGUYỄN–
*HUỲNH NHIỆM-QUỐC VINH-HOÀI PHONG
*JENNEY HUỲNH–KHANG LANG–VĂN BIA-SA CHI LỆ
***
*BIẾM MINH HỌA NGÀN LỜI
***
*KÍNH MỜI XEM VIDEO ĐẶC BIỆT:
Diễn từ của TT Zelenskiy
trước Quốc Hội Hoa Kỳ
khiến nhiều người rơi lệ…
https://www.youtube.com/watch?v=49ybVLyZ82c
***
VĂN HỌC MỚI số 21 tháng 12 2022vừa được phát hành tại HOA KỲ
Trân trọng giới thiệu với quý bạn và độc giả
Liên lạc chủ biên Hà Nguyên Du
vanhocmoi@gmail.com
***
Thánh ca Mừng Chúa Giáng Sinh – Phạm Đức Huyến
Kính quý Đức Tổng, quý Đức Cha, quý Cha, quý Tu sĩ Nam Nữ và những người con yêu của Chúa và Mẹ Maria
Xin cùng con dâng lên Chúa Hài Đồng:
* Hai bài hát mới thâu băng xong:
1.Ru Hài Nhi Thánh | Ca sĩ Hồng Ân.
https://www.youtube.com/watch?v=EmQPcSyY61A
2.Giáng Sinh Tình Yêu | Ca sĩ Thanh Hoài.
https://www.youtube.com/watch?v=e7lPsjWvRdw
* Hai DVD:
1.DVD Liên Ca Khúc TÌNH YÊU GIÁNG TRẦN
Phạm Đức Huyến gồm 8 nhạc phẩm.
https://www.youtube.com/watch?v=xSoOwj-OcwE
2.DVD Liên Ca Khúc CA MỪNG GIÁNG SINH
Phạm Đức Huyến gồm 8 nhạc phẩm.
https://www.youtube.com/watch?v=gFVaVSGDOuE
Quí mến
Phạm Đức Huyến
www.phamduchuyen.net
Follow on Facebook @gsnsphamduchuyen
Follow for Youtube Music @gsnsphamduchuyen
***
Liên Ca Khúc HỒNG PHÚC GIÁNG SINH – Phạm Đức Huyến
Gồm 16 nhạc phẩm:
1.Tình Yêu Giáng Trần | Ca sĩ: Huy Hoàng | Ca đoàn: Thiên Thanh
https://www.youtube.com/watch?v=GcQHHmdhRWM
2.Giáng Sinh Tình Yêu | Phạm Đức Huyến | Ca sĩ : Thanh Hoài
https://www.youtube.com/watch?v=e7lPsjWvRdw
3.Ru Hài Nhi Thánh | Phạm Đức Huyến | Ca sĩ: Nguyễn Hồng Ân
https://www.youtube.com/watch?v=EmQPcSyY61A
https://www.youtube.com/watch?v=ie8l04nN9wk
4.Hồng Phúc Giáng Sinh | Ca sĩ Huy Hoàng | Ca đoàn Thiên Thanh
https://www.youtube.com/watch?v=pdi9mIQxfpA
5.Bên Hang Đá Bêlem | Ca đoàn Thiên Thanh
https://www.youtube.com/watch?v=XSbenWtiUuw&t=281s
6.Hài Nhi Tuyệt Vời | Ca đoàn Hương Kinh
https://www.youtube.com/watch?v=Chr-8unsWhA&t=54s
7.Lễ Vật Dâng Chúa | Phạm Đức Huyến | Vũ Đình Ân
https://www.youtube.com/watch?v=CbWOZqwhWjQ&t=125s
8. Winter Night Song | Joseph Huyen Pham | Minh Vien
https://www.youtube.com/watch?v=rQY88Z0VUDY
9.Chúa Giang Tay Hiền Hòa | Ca đoàn Thiên Thanh
https://www.youtube.com/watch?v=RH1Wpz3kU2E&t=61s
10.Đêm Hồng Phúc | Ca đoàn Hương Kinh
https://www.youtube.com/watch?v=Qk6nzjvdZj0
11.Đón Mừng Hài Nhi Thánh | Sáng tác: Phạm Đức Huyến | Cđ: Sao Mai
https://www.youtube.com/watch?v=f-rtWiljGww
12.Ca Mừng Giáng Sinh | Phạm Đức Huyến | Cs. Vũ Lê – Khánh Linh | Cđ. Thiên Thanh
https://www.youtube.com/watch?v=ivbCpMKFjok
13.Lời Kinh Thiên Đình | Phạm Đức Huyến | Ca sĩ : Thanh Hoài
https://www.youtube.com/watch?v=BCvvsn8ZQuU or
https://www.youtube.com/watch?v=JQe-h-tqVkM
14.Christmas Prayers | Joseph Huyen Pham | Hoang Ngoc Van
https://www.youtube.com/watch?v=1wOL-xjocjw&t=75s
15.Mẹ Ru Con Chúa | Sáng tác : Phạm Đức Huyến | Ca sĩ : Thanh Hoài
https://www.youtube.com/watch?v=SF_5_aB_E2U
16.Chúa Đến – Phạm Đức Huyến | Phạm Đức Huyến | Ca sĩ: Cẩm Tú + Khắc Triệu
https://www.youtube.com/watch?v=m_IzYIgNiHs&t=53s
Quí mến
Phạm Đức Huyến
www.phamduchuyen.net
Follow on Facebook @gsnsphamduchuyen
Follow for Youtube Music @gsnsphamduchuyen
***
Alpha Linh Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới Tới Qiúy Vị...
Alpha Linh <alphalinhthanhca@gmail.com>
Kính Chào Qúy Vị.
Kính Biếu Qúy Vị Bài Ca: Mừng Vui Lên
https://www.youtube.com/watch?v=N6fojFNdLzI,
***
Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới:
https://www.youtube.com/watch?v=2WLNn8mZwFo,
***
Bài Ca Chúc Tết:
https://www.youtube.com/watch?v=PFqM0ZmCgGM,
Đặc Biệt 32 Video Cuộc Khổ Nạn của Chúa:
Mọi Liên hệ xin thư về: alphalinhthanhca@gmail.com,
Alpha Linh
***
GIỚI THIỆU BA TÁC PHẨM VỀ CHỮ NÒNG NỌC VÒNG TRÒN-QUE MỚI PHÁT HÀNH.
Nguyễn Xuân Quang.
Xin giới thiệu 3 tập sách Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que của tác giả mới phát hành trên mạng vào mùa Giáng Sinh 2022.
Trọn bộ 3 tập bằng Việt ngữ trên 1.700 trang với cả ngàn hình ảnh giải thích và minh họa, do Thanh Mai Xuất Bản.
Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que là một thứ chữ nòng nọc (âm dương), nhị nguyên của vũ trụ tạo sinh, Dịch học. Đây là một khai phá tuyệt vời cho sự tìm hiểu, nghiên cứu, giải mã, giải đọc các nền văn hóa, tín ngưỡng loài người từ cổ chí kim trong đó có văn hóa Đông Sơn Việt Nam.
Tập I
Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que: Chữ Nòng Một Vòng Tròn O.
Tập I: tổng quát về Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que, Chữ Nòng Một Vòng Tròn O.
Tập II
Chữ Nọc và Từ Hỗn Hợp Nòng Nọc.
Tập III
Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que và Biểu Tượng Hình Học, Chữ Viết Loài Người, Số Đếm.
Ba tập có thể mua:
A. Trên mạng
qua các link:
1. Mỹ và Canada:
–Amazon (USA & Canada):
Tập I: 978-1-08-806119-0
https://www.amazon.com/s?k=978-1-08-806119-0&crid=2HXINW5UYOP6M&sprefix=978-1-08-806119-0%2Caps%2C136&ref=nb_sb_noss
Tập II: 978-1-08-806129-9
https://www.amazon.com/s?k=978-1-08-806129-9&crid=IG18KA6A116B&sprefix=978-1-08-806129-9%2Caps%2C781&ref=nb_sb_noss
Tập III: 978-1-08-806136-7
https://www.amazon.com/Ch%E1%BB%AE-N%C3%B2ng-N%E1%BB%8Cc-V%C3%B2ng-Tr%C3%B2n-Que-Vietnamese/dp/1088061362/ref=sr_1_1?crid=301ON6DCW7FY1&keywords=978-1-08-806136-7&qid=1669603133&sprefix=978-1-08-806136-7%2Caps%2C134&sr=8-1
–Barner & Noble (US & canada):
Tập I: 978-1-08-806119-0
https://www.barnesandnoble.com/w/ch-n-ng-n-c-v-ng-tr-n-que-quang-xuan-nguyen/1142586135?ean=9781088061190
Tập II: 978-1-08-806129-9
https://www.barnesandnoble.com/w/ch-n-ng-n-c-v-ng-tr-n-que-quang-xuan-nguyen/1142586135?ean=9781088061299
Tập III: 978-1-08-806136-7
https://www.barnesandnoble.com/w/ch-n-ng-n-c-v-ng-tr-n-que-quang-xuan-nguyen/1142586135?ean=9781088061367
2. Âu châu
Amazon (United Kingdom & Europe):
Tập I: 978-1-08-806119-0
https://www.amazon.co.uk/s?k=978-1-08-806119-0&crid=IUB92J5EMX44&sprefix=978-1-08-806119-0%2Caps%2C198&ref=nb_sb_noss
Tập II: 978-1-08-806129-9
https://www.amazon.co.uk/s?k=978-1-08-806129-9&crid=2JRO1QMET1LXF&sprefix=978-1-08-806129-9%2Caps%2C208&ref=nb_sb_noss
Tập III: 978-1-08-806136-7
https://www.amazon.co.uk/s?k=978-1-08-806136-7&crid=28U7VDKQU2S5&sprefix=978-1-08-806136-7%2Caps%2C240&ref=nbsbnoss
3. Úc châu và New Zealand.
Sẽ loan báo sau.
Mỗi tập giá 50 Mỹ kim cộng thêm tiền đóng gói và chuyên chở của nhà xuất bản mạng hay đại lý mạng ở mỗi vùng.
B. Qua tác giả
Trong Hoa Kỳ và ngoài Hoa Kỳ: bản có chữ ký của tác giả, mỗi tập 50 Mk cộng thêm tiền đóng gói và chuyên chở.
Liên lạc qua email của tác giả ngxuanquang@aol.com
Quang X. Nguyen
My Blog: http://bacsinguyenxuanquang.wordpress.com/
***
MEXICO: VỰC ĐỒNG (PHẦN 2).
Xuan Quang Nguyen <bacsinguyenxuanquang@gmail.com>
MỜI ĐỌC SỐ BLOG HÔM NAY:
MEXICO: VỰC ĐỒNG (BARRANCAS DEL COBRE) (2).
Xin bấm vào link để vào blog:
https://bacsinguyenxuanquang.wordpress.com/2022/12/16/mexico-vuc-dong-las-barrancas-del-cobre-copper-canyon-phn-2/
Quang X. Nguyen
My Blog: http://bacsinguyenxuanquang.wordpress.com/
***
PALESTINE: MÙA GIÁNG SINH Ở BETHLEHEM..
Xuan Quang Nguyen <bacsinguyenxuanquang@gmail.com>
CHÚC MỪNG GIÁNG SINH
MỜI ĐỌC SỐ BLOG HÔM NAY:
PALESTINE: MÙA GIÁNG SINH Ở BETHLEHEM.
Xin bấm vào link để vào blog:
https://bacsinguyenxuanquang.wordpress.com/2022/12/23/ma-ging-sinh-o-bethlehem/
***
Giáng sinh 2022 và năm mới 2023 – Mời đọc truyện Nguyễn Ngọc Hoa Online (Tập Truyện I đến VIII)
Nhân dịp Giáng sinh 2022 và năm mới 2023, mời quý thân hữu đọc (hay đọc lại) những truyện ngắn trong Tập Truyện Nguyễn Ngọc Hoa I đến VIII đã phổ biến và ấn hành từ đầu năm 2013 đến nay. Có hai cách để đọc tám tập truyện (192 truyện ngắn) này: Một là đọc các tập truyện dưới dạng Flipbook, và hai là đọc các tập truyện đó (hay từng truyện ngắn riêng rẽ) dưới dạng Adobe Acrobat .pdf.
Nếu dùng dạng Flipbook, quý thân hữu được cái lợi thế là chỉ cần có cái link đã thiết lập sẵn là có thể đọc nguyên cả cuốn sách, không cần download hay lưu trữ bất cứ hồ sơ nào; muốn chuyển cho người khác đọc, cũng chỉ cần chuyển cái link đó là xong; và có thể dùng như bản di động đọc trên điện thoại di động. Tuy nhiên, đọc Flipbook với máy điện toán có màn ảnh nhỏ hay điện thoại di động có thể có phần bất tiện là không thấy rõ cả trang.
Các thân hữu đã quen thuộc với các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Hoa post lên mạng dưới dạng .pdf trước đây, có thể vào các link ở phần dưới e-mail này để download từng truyện ngắn hay cả tập truyện để lưu trữ. Làm ơn download và đọc trên máy điện toán của quý thân hữu, đừng đọc trực tiếp trên Google drive.
Sau đây là links Đọc Flipbooks và links Download Bản .pdf. Chúc quý thân hữu và quý quyến một mùa Giáng sinh 2022 vui tươi và hạnh phúc và một năm 2023 an lành và thịnh vượng.
**
LINKS Đọc FLIPBOOKS
Tập VIII – Loạt truyện “Theo Ngọn Mây Tần”:
Flipbook * Trời Cao Đất Dày – Tập Truyện Nguyễn Ngọc Hoa VIII (2022)
Tập VII – Loạt truyện “Đất Khách Quê Mình”:
Flipbook * Trả Lại Nụ Cười – Tập Truyện Nguyễn Ngọc Hoa VII (2021)
Tập VI – Loạt truyện “Đời Phiêu Ngụ”:
Flipbook * Không Bỏ Bạn Lại – Tập Truyện Nguyễn Ngọc Hoa VI (2020)
Tập V – Loạt truyện “Bước Đổi Đời”:
Flipbook * Những Tích Tắc của Số Phận – Tập Truyện Nguyễn Ngọc Hoa V (2019)
Tập IV – Loạt truyện “Tuổi Trưởng Thành”:
Flipbook * Nhìn Từ Trong Tháp Ngà – Tập Truyện Nguyễn Ngọc Hoa (2018)
Tập III – Loạt truyện “Dạo Vào Đời”:
Flipbook * Thà Làm Đứa Con Bất Hiếu – Tập Truyện Nguyễn Ngoc Hoa III (2017)
Tập II – Loạt truyện “Thuở Học Trò”:
Flipbook * Bùn Đỏ Bụi Hồng – Tập Truyện Nguyễn Ngọc Hoa II (2016)
Tập I – Loạt truyện “Thời Thơ Ấu”:
Flipbook * Cơn Giận Con, Nỗi Đau Mẹ – Tập Truyện Nguyễn Ngọc Hoa I (2016)
LINKS Download Bản .pdf
Tập VIII – Loạt truyện “Theo Ngọn Mây Tần”:
Bản .pdf * Trời Cao Đất Dày – Tập Truyện Nguyễn Ngọc Hoa VIII (2022)
Tập VII – Loạt truyện “Đất Khách Quê Mình”:
Bản .pdf * Trả Lại Nụ Cười – Tập Truyện Nguyễn Ngọc Hoa VII (2021)
Tập VI – Loạt truyện “Đời Phiêu Ngụ”:
Bản .pdf * Không Bỏ Bạn Lại – Tập Truyện Nguyễn Ngọc Hoa VI (2020)
Tập V – Loạt truyện “Bước Đổi Đời”:
Bản .pdf * Những Tích Tắc của Số Phận – Tập Truyện Nguyễn Ngọc Hoa V (2019)
Tập IV – Loạt truyện “Tuổi Trưởng Thành”:
Bản .pdf * Nhìn Từ Trong Tháp Ngà – Tập Truyện Nguyễn Ngọc Hoa IV (2018)
Tập III – Loạt truyện “Dạo Vào Đời”:
Bản .pdf * Thà Làm Đứa Con Bất Hiếu – Tập Truyện Nguyễn Ngọc Hoa III (2017)
Tập II – Loạt truyện “Thuở Học Trò”:
Bản .pdf * Bùn Đỏ Bụi Hồng – Tập Truyện Nguyễn Ngọc Hoa II (2016)
Tập I – Loạt truyện “Thời Thơ Ấu”:
Bản .pdf * Cơn Giận Con, Nỗi Đau Mẹ – Tập Truyện Nguyễn Ngọc Hoa I (2016)
–
***[pdf-embedder url=”https://botayvk.com/wp-content/uploads/2022/12/13.-Nguoi-Dan-Ba-Dang-Kinh-Nguyen-Ngoc-Hoa-07-Sep-2022.pdf” title=”13. Nguoi Dan Ba Dang Kinh – Nguyen Ngoc Hoa – 07 Sep 2022″] [pdf-embedder url=”https://botayvk.com/wp-content/uploads/2022/12/14.-Nguoi-Dan-Ba-Sau-Cua-So-Nguyen-Ngoc-Hoa-28-Sep-2022.pdf” title=”14. Nguoi Dan Ba Sau Cua So – Nguyen Ngoc Hoa – 28 Sep 2022″] *TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU QUÝ NHÀ VĂN:
*NGUYỄN MỸ HÀO – NGUYỄN THƯỢNG VŨ – SONG THAO* * MINH DI*
***
*NGUYỄN MỸ HÀO: NGUYỄN THIẾU NHẪN: SỐNG VÀ VIẾT
NGUYỄN THIẾU NHẪN: SỐNG VÀ VIẾT– NGUYỄN MỸ HÀO –
Dẫn nhập: Sau bài viết “Khi những nhà văn lưu vong nổ sảng” được phổ biến, một trong những kẻ bị phê phán đã phản ứng điên cuồng bằng cách sử dụng “văn hoá côn đồ”, vu cáo mạ lị cá nhân chúng tôi một cách rất hạ cấp. Nhiều thân hữu, văn hữu đã email, gọi điện thoại đề nghị tôi viết bài trả lời. Xin lỗi tôi không thể làm vừa lòng quý vị vì tôi không rành về loại văn hóa này! Cũng như mấy tháng trước đây, một bà tự xưng là “hậu duệ” và phe nhóm cũng đã dùng loại văn hoá này để vu cáo, mạ lị cá nhân tôi, tôi cũng đã không trả lời.
Phần khác, tôi đang bận rộn với “Lễ Ra Mắt Tân Ban Đại Diện Văn Bút Vùng Tây Bắc Hoa Kỳ và Hội Thảo Tháng Tư Đen về “Hiện tình đất nước và nhiệm vụ của những người cầm bút lưu vong” vào ngày Thứ Bảy 26-4-2014 sắp tới. Với bài viết sau đây của nhà báo Quỳnh Lâm Nguyễn Mỹ Hào, phụ tá Chủ Bút bán nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong khi đề tựa “Nguyễn Thiếu Nhẫn Tuyển Tập (Tập 1), xuất bản năm 2009, hy vọng quý thân hữu và văn hữu sẽ thông cảm vì sao tôi đã im lặng trước những kẻ sử dụng “văn hoá côn đồ.”
Nguyễn Thiếu Nhẫn.
Tôi biết Nguyễn Thiếu Nhẫn qua tiếp xúc viễn liên những năm tháng thời thập niên 1990. Khi ấy tôi đang làm cho bán nguyệt san Tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong, tòa soạn tại thành phố Arlington – Virginia, bên này sông Potomac vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Nguyễn Thiếu Nhẫn dưới bút hiệu Lệnh Hồ viết bài cho mục “Lò Cừ” (Lò cừ nung nấu sự đời ấy mà – Cung Oán Ngâm Khúc). Đồng thời mỗi khi nói chuyện về lãnh vực chữ nghĩa và con người, chính Mr. Hồ Anh, chủ nhiệm, chủ bút cũng là chủ nhân luôn cơ sở văn hóa Văn Nghệ Tiền Phong và nhà văn Sơn Tùng thường đề cập đến cây viết này. Bởi vì cũng như Sơn Tùng và một số nhà văn, nhà báo khác, Nguyễn Thiếu Nhẫn cầm bút khá sớm; đã có bài đăng các báo phát hành ở Sàigòn trước biến cố 30-4-1975 mặc dù đang phải xếp bút nghiên. Biết là biết vậy song cũng vẫn còn chỉ là “văn kỳ thanh”. Cũng nói thêm cho rõ ở đây, ấy là vì phải lo quá nhiều bài vở (chính Nguyễn Thiếu Nhẫn tâm sự) cho nên mấy năm sau này (1997-1999…) Lệnh Hồ không còn gửi bài đều cho tòa soạn như thời gian trước. Vì thế nên mục Lò Cừ VNTP cũng bỏ luôn cho đến ngày nay (2009) mặc dù tạp chí vẫn phát hành đều hai kỳ mỗi tháng, và tôi cũng không còn lý do bài vở để điện thoại với Nguyễn Thiếu Nhẫn làm gì nữa…
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://hangoc2020.blogspot.com/2022/12/nguyen-my-hao-nguyen-thieu-nhan-song-va.html
***
NGUYEN THUONG VU: BÀN CHUYỆN NƯỚC TÀU THƠ LÝ BẠCH TƯƠNG TIẾN TỬUBàn chuyện Nước Tầu … uống trà Lâm Đồng Việt nam
Thơ của Lý Bạch thì có cả ngản thơ, nhưng tôi chỉ nhớ có bài Tương Tiến Tửu của ông.
Thơ của ông lãng mạn nhất trong Dường Thi, luôn luôn đề cao thiên nhiên, lòng thương yêu quê hương, cái đẹp của trăng sao, cái cao quý của tình bạn, cái êm dịu của rượu ngon, và cũng một phần nào than tiếc về sự mỏng manh của đời sống.
***
Chúng ta bàn tơi ngôi mộ của Lý Bạch trong trang trại của gia đình họ Cố, và do ông Gu ChangXin ( Cố Trường Tân ?) đời thứ 49 giòng họ Cố đang lãnh trách nhiệm.
Ông Cố Lan Tân đưa xác Lý Bạch về chôn năm 762 , tính tới năm nay là 1360 năm.
Sau hơn 13 thế kỷ, gia đình họ Cố vẫn ở đây và vẫn là chủ nhân của trang trại này.
Chúng ta có thể mường tượng là trang trại này rất lớn thì mới mang xác Lý Bạch về chôn mà không làm tổn hại tới đời sống họ nhà Cố.
Hơn 13 thế kỷ mà vẫn sống tại đây, vẩn là chủ nhân trang trại này, mặc dù trải qua bao nhiều triều đại, 2 lần xâm lăng người Mông Cổ và người Mãn Thanh.
Việc này chứng minh gia đình họ Cố vẫn là thân hào , nhân sĩ trong suốt hơn 13 thế kỷ qua, kề cả triều đại Cộng Sản đỏ Trung Hoa.
Khi người Cộng Sản thắng trân năm 1949, thì họ lập ra 1 giai cấp thống trị mới của các lãnh tụ Cộng Sản cai quản Trung Hoa từ năm 1949 mà ông TT Tập Cận Bình ( Princeling) là thế hệ thứ #2.
Có 1 giai cấp tột cùng mới trong xã hội Cng65 Sản đỏ, nhưng chế độ quý tộc cũ , từ thời Đường, đời Tống, vẩn còn đó, vẫn không đổi thay , dù qua bao nhiều thăng trầm, bao nhiêu phong ba, bao nhiều cải cách ruộng đất, chia cắt ra cho bao nhiều người khác.
Nếu quý tộc đời Đường, đời Tống vẫn còn đó, vẫn ăn trên, ngồi trốc, thì xã hôi Trung Hoa không có Upward Mobility, vì các chỗ / địa vị/ bên trên đầu , trên cổ/ có người chiếm rồi.
Sự kiện này các nhà xã hội học gọi là Lateral Mobility
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/12/nguyen-thuong-vu-ban-chuyen-nuoc-tau.html
***
CHUYỆN CHÓ – Song Thao.CHUYỆN CHÓ
Song Thao
Viết mãi về người đâm ra chán, muốn thay đổi viết về những cái không phải là người. Viết gì bây giờ? Loài vật nghe? Tại sao không? các bạn tôi đều yêu thú vật. Người thì thích heo, bò, dê. Người thì thích gà, vịt, chim chóc. Người lại thích tôm, cua, cá, mực. Có người lại thích nghêu, sò, ốc, hến. Với một điều kiện. Luôn luôn phải có một chai rượu bên cạnh. Nói chuyện thú vật nằm trên đĩa như vậy chắc chẳng thuận tai các ngài trong Hội Bảo Vệ Súc Vật. Nhảm! Vậy thì nói chuyện loài vật một cách nghiêm chỉnh vậy. Năm nay năm chó chẳng gì bằng nói chuyện chó. Thôi đi ông ơi, chuyện chó người ta đã nói chán chê từ hồi báo xuân lận! Rồi sao? Tôi cầm tinh con rùa nên việc gì cũng cứ nhẩn nha. Còn năm chó thì còn có quyền nói chuyện chó!
Ngày còn ở Saigon tôi có một tên bạn đồng nghiệp khá thân. Tên này có cô vợ tính tình hết sức đơn sơ. Việc gì đáng cười là cười ngay. Việc gì không đáng khóc cũng khóc ngay. Cô có nuôi một con chó. Cưng lắm! Một bữa tôi tới nhà chơi trông thấy vợ bạn tôi ngồi quay lưng vào tường tấm tức khóc. Tôi đưa mắt dò hỏi. Bạn tôi kéo tôi ra ngoài cửa nói nhỏ: “Con chó của bà ấy mới chết tối qua. Khóc gần một ngày rồi đó. Chắc lúc tao chết bà ấy cũng chẳng khóc nhiều như vậy đâu!” Ngày hôm đó, tôi và tên bạn phải chở xác chó lên xa lộ kiếm một khoảng đất chôn cất đắp mộ đàng hoàng.
Hè năm ngoái tôi tới Houston có ghé chơi nhà anh bạn. Nhìn quanh quất một hồi tôi hỏi vợ tên bạn: “Bà không nuôi chó nữa hay sao?”. Câu trả lời có kèm theo một nụ cười ngượng nghịu: “Thôi, sợ lắm rồi. Đi làm cực thấy mồ giờ đâu mà nuôi chó!”
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/12/song-thao-chuyen-cho.html
***
GÃ HỀ TRUMP Ở TÒA BẠCH CUNG 2016-2020
CÁC BẠN ĐÃ THẤY NHỚ CỤ TT TRUMP CHƯA?
Nước Mỹ có một tay “hề”. Gã hay tấu hài. Hơi điên. Đôi khi quái gở. Nhưng gã chính là tiếng nói, giữa xã hội là một gánh xiếc lớn. Tôi muốn nói về một vị tổng thống của nước Mỹ dân chủ. TT Donald Trump. Bao năm qua người ta gọi ông là “gã hề” ở Tỏa Bạch Ốc.
Chưa bao giờ hình ảnh một vị tổng thống Mỹ bị truyền thông gieo rắc thù hận đến vô lối như thế. Họ dùng những lời lẽ ghê tởm nhất để khắc họa TT Donald Trump. Họ thống mạ như mê sảng lên từng lời nói và hành động của gã. Nhưng cũng chính gã, bất chấp sự cười nhạo, gã “hề” xới tung cả chính trường Mỹ, lật mặt toàn bộ chính khách núp bóng vỏ bọc dân chủ và phơi bày bọn quái vật ẩn mình dưới đầm lầy. Thế nên gã bị ghét, thậm chí căm thù. Nhưng nếu bỏ qua cảm xúc yêu ghétmù quáng, liệu còn gì đọng lại trong bạn về những điều lão đã làm được suốt bốn năm qua?
1/- Gã “hề“ hung hăng của nước Mỹ đã mang về bốn (04) Hiệp Định Hòa Bình ở Trung Đông, điều mà 71 năm qua không ai làm được, bất chấp mọi nỗ lực can thiệp về chính trị và chiến tranh triền miên vẫn không mang lại kết quả gì. Thành tựu này, đến nỗi Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper đã phải thốt lên rằng “đây thực sự là một sự thành công vĩ đại của TT. Donald Trump”.
2/- Gã “hề” “không biết gì về chính trị” đã dẹp yên tên chí phèo của thế giới là Triều Tiên mà không tốn một viên đạn, giúp cho nước Mỹ và thế giới thoát khỏi cuộc chiến tranh hạt nhân tàn khốc, thúc đẩy hòa bình Liên Triều và mang lại sự an toàn cho đồng minh Nhật Bản và cả Bờ Tây nước Mỹ – điều đã khiến cho Obama đau đầu không tìm được giải pháp sau 8 năm ròng rã.
3/- Gã “hề” “hiếu chiến” của nước Mỹ là Tổng Thống đầu tiên ở Tỏa Bạch Ốc không đưa nước Mỹ vướng vào cuộc chiến tranh mới nào, tính từ thời Eisenhower đến nay.
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://hangoc2020.blogspot.com/2022/12/ga-he-trump-o-toa-bach-cung-2016-2020.html
****TRANG ĐẶC BIỆT HỌC GIẢ MINH DI PHÊ BÌNH NHIỀU TÁC PHẨM:MINH DI: PHÊ BÌNH ÔNG TS LÊ MẠNH THÁT VỀ LÃNH VỰC HÁN VĂN
TẠP CHÍ DÂN VĂN
DANVAN MAGAZINE
Email: danvanmagazin@gmail.com
—————————————-
BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN
(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI – CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)
(Bài này đã được TCDV đăng tải lần thứ 1, ngày 27.03.2008, đăng lần thứ 2, ngày 08.09.2014, đăng lần thứ 3 ngày 07.12.2022 theo yêu cầu của nhiều độc giả.)
Nhờ anh KHA TIỆM LY chuyển bài PHÊ BÌNH này đến các tờ báo trong nước, và qúy Văn Hữu tại Quốc Nội. Đây là một bài viết về lãnh vực VĂN HỌC – HỌC THUẬT, chắc không là điều “cấm kỵ” trong nước? (TCDV).
————————————————————————–
Kính thưa quý Độc Giả các Diễn Đàn,
Cách nay không lâu, Tạp Chí Dân Văn đã đưa lên Net bài “Ông TS Lê Mạnh Thát”, hôm nay, tác giả Minh Di (Châu Úc), cộng tác viên thường trực của TCDV, có một bài mới, phê bình ông TS Lê Mạnh Thát về lãnh vực Hán Văn. Có người đã “thổi ống đu đủ” bất kể “khả năng” thật sự của ông TS này ra sao!
Vì bài viết xúc tích, dẫn chứng rõ ràng, minh bạch nên khá dài, vì vậy Toà Soạn xin được chia ra làm nhiều kỳ để gởi lên các Diễn Đàn.
Qúy Độc giả nào cần trọn bài, xin liên lạc với TCDV, chúng tôi sẽ gởi đến hầu quý vị.
Trân trọng,
Germany, ngày 27.03.2008 (lần1), lần 2, ngày 08.09.2014, đăng lần 3, ngày 07.12.2022 theo yêu cầu của nhiều độc giả.
– Điều Hợp Viên DĐ Ngôn-Ngữ-Việt,
– Chủ Nhiệm TCDV,
Lý Trung Tín
———————————————————————
Ông Tiến Sĩ.
01- 35 (38).
Nói thẳng vào đề, ông tiến sĩ nói đây là ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát.
Vài ba năm trở lại đây, đây đó chợt xuất hiện một vài Bài viết ‘Ca’ ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát như là 1 học giả uyên thâm về nhiều lãnh vực học thuật, trong đó có lãnh vực Hán văn.
Trong 1 Bài viết trước đây tôi đã nhận định khả năng Hán văn của ông Nghè Lê Mạnh Thát qua 1 phần đầu, 14 trang, của 1 Bài viết của ông ta. Khả năng đó tới đâu, độc giả ít nhiều đã rõ.
Và, ở Bài viết này tôi tiếp tục nhận định về khả năng Hán văn của ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát qua một cuốn sách được những kẻ thán phục ông tiến sĩ họ Lê hết lời ca tụng – trong đó có những kẻ chẳng thông Hán văn mà khen càn, không biết mắc cở, như Phạm Công Thiện chẳng hạn.
Đó là cuốn ‘Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam’.
Ngày 23 tháng 7 năm 2006, vào Trang ‘Tin Paris’, thấy mục:
– ‘Viết về Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ’.
Mục này có 2 bài viết, 1 của Viên Linh, 1 của Phạm Công Thiện.
Bài của Phạm Công Thiện có tựa là: ‘Hai Vị Thiền Sư’, viết vào năm 1989, căn cứ hàng chữ đề ngay dưới tựa Bài: – ‘Báo Nguồn Sống số 16-17, 1989, San Jose, Californiá.
Tôi xin trích 1 vài đoạn trong bài viết kể trên của Phạm Công Thiện:
– ‘Nhưng tại sao gọi Lê Mạnh Thát và Tuệ Sỹ là ‘hai vị Thiền sư lỗi lạc nhất, thông mình nhất, uyên bác nhất, trong sạch nhất của Việt Nam hiện nay’? ‘Thiền sư’ à? Chỉ nội cái danh hiệu ‘thiền sư’ đã là mệt rồi, lại còn thêm mấy chữ mơ hồ như ‘lỗi lạc nhất, thông mình nhất…’ tôi muốn nói về Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát với tất cả thận trọng và suy nghĩ chín chắn cặn kẽ, và tôi xin chịu trách nhiệm về cái nhìn khác thường của tôi đối với nhị vị.
Lê Mạnh Thát và Tuệ Sỹ không bao giờ tự nhận lời ‘thiền sư’ và cũng không bao giờ nghĩ mình là cái gì cả trên mặt đất này. Hai người này chỉ là những kẻ lễ độ khiêm tốn một cách tự nhiên và không bao giờ biết ‘giả vờ’ hạ mình với ý đồ kín đáo chà đạp lên trên kẻ khác……
Đối với tôi từ lúc nào cho đến lúc nào thì Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát cũng như và hơn cả ‘những đứa em ruột thịt’……
Tuệ Sỹ và Trí Siêu đều tu ở chùa từ lúc rất bé nhỏ, cả hai đều rất giỏi chữ Hán, và rành chữ Pháp chữ Anh……
…. Còn riêng về mặt Lịch sử Phật giáo bộ Chân Nguyên toàn tập (2 cuốn) và bộ Sơ thảo Lịch Sử Phật giáo Việt Nam (mới in được 2 cuốn) của Lê Mạnh Thát là những sử liệu quý báu nhất chưa từng thấy xuất hiện tại
Việt Nam từ cả thế kỷ nay’……
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/12/minh-di-phe-binh-ong-ts-le-manh-that-ve.html
***
MINH DI: PHÊ BÌNH ÔNG TS LÊ MẠNH THÁT VỀ LÃNH VỰC HÁN VĂNTẠP CHÍ DÂN VĂN
DANVAN MAGAZINE
Email: danvanmagazin@gmail.com
—————————————-
BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN
(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI – CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)
—————————-
(Bài này đã được TCDV đăng tải lần thứ 1, ngày 17.05.2008, đăng lần 2, 11.09.2014, đăng lần 3, ngày 08.12.2022, theo yêu cầu của nhiều độc giả.)
Nhờ anh KHA TIỆM LY chuyển bài PHÊ BÌNH này đến các tờ báo trong nước, và qúy Văn Hữu tại Quốc Nội. Đây là một bài viết về lãnh vực VĂN HỌC – HỌC THUẬT, chắc không là điều “cấm kỵ” trong nước? (TCDV).
——————————————————————-
Kính thưa quý Độc Giả các Diễn Đàn,
Tác giả Minh Di (Châu Úc), cộng tác viên thường trực của TCDV, đã phê bình ông TS Lê Mạnh Thát về lãnh vực Hán Văn. Có người đã “thổi ống đu đủ” bất kể “khả năng” thật sự của ông TS này ra sao?
Các loạt bài phê bình Lê Mạnh Thát đã được nhiều Phật tử gởi về cho các vị Hòa Thượng, Thượng Toạ trong nước, ngay cả ông “hoàn tục” Lê Mạnh Thát.
Hôm nay Minh Di lại “nói chuyện” với Lê Mạnh Thát về phương diện ngôn ngữ…
Qúy Độc giả nào cần trọn bài, xin liên lạc với TCDV, chúng tôi sẽ gởi đến hầu quý vị.
Trân trọng,
Germany, (Bài này đã được TCDV đăng tải lần thứ 1, ngày 17.05.2008, đăng lần 2, 11.09.2014, đăng lần 3, ngày 08.12.2022, theo yêu cầu của nhiều độc giả.)
– Điều Hợp Viên DĐ Ngôn-Ngữ-Việt,
– Chủ Nhiệm TCDV.
LÝ TRUNG TÍN
———————————————
Xe Cán Kiến. Nói Chuyện Ngôn Ngữ Với Ông Tiến Sĩ.
01 – 18 (20).
+ Ra đường. Trong cuốn ‘Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam’ Tập I của ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát có 1 chuyện lẽ ra tiện dịp phê bình Tập này trước đây tôi đã nói.
Nhưng, tôi gọi đây là ‘Chuyện’ thì ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát lại coi đây là ‘Vấn đề‘. Vấn đề này là Vấn đề chi? Trước hết xin độc giả đọc kỹ đoạn sau đây của Lê Mạnh Thát.
*
(KỲ 1)
Lê Mạnh Thát viết:
– ‘Lục độ tập kinh là văn bản đầu tiên và xưa nhất, ngoài bài Việt ca, tập thành những chủ đề tư tưởng lớn của dân tộc như nhân nghĩa, trung hiếu, đất nước, mất nước, v.v. làm cột sống cho chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam và truyền thống văn hóa Việt Nam. Lục độ tập kinh được Khương Tăng Hội dịch vào thời Tam Quốc, từ một nguyên bản Lục độ tập kinh tiếng Việt, gồm có cả thảy 91 truyện…
Văn từ và nội dung Lục độ tập kinh chứa đựng một số nét khiến ta nghi ngờ nó không phải là một dịch phẩm từ nguyên bản tiếng Phạn. Chẳng hạn, truyện 49 của Lục độ tập kinh 5, tờ 28a 22- 24, có câu phát biểu của anh thợ săn nói rằng: ”[Tôi] ở đời lâu năm, thấy nho sĩ tích đức làm lành, há có bằng đệ tử Phật quên mình cứu mọi người, ở ẩn mà không dương danh, ư?”, thì rõ ràng nếu Lục độ tập kinh do ”thánh hiền soạn ra, thì chắc chắn không phải là ”thánh hiền phương Tây (tức Thiên trúc, hay Ấn độ) vì ”phương Tây thời ấy làm gì có ”nho si của phương Đông? Do vậy. đây phải là phát biểu của ”thánh hiền phương Đông”, mà trong trường hợp này, lại là một ”thánh hiền” của nước ta, để đến năm 251, Khương Tăng Hội mới dịch nó ra tiếng Trung Quốc. Và cũng chính dựa vào bản Lục độ tập kinh tiếng Việt này mà bản dịch ra tiếng Trung Quốc của Khương Tăng Hội mới mang tính ”văn từ điển nha như Thang Dụng Đồng nhận định trong quyển Hán Ngụy Lưỡng Tấn Nam Bắc triều Phật giáo sử và dẫn đến việc họ Thang giả thiết là bản Lục độ tập kinh tiếng Trung Quốc này không phải do Hội dịch, mà có khả năng là do Hội viết ra. Thực tế, là Khương Tăng Hội đã dùng một bản đáy tiếng Việt, chứ không phải tiếng Phạn, để dịch Lục độ tập kinh ra tiếng Trung Quốc. Vì vậy, khi đọc lên, ta nghe gần gũi, có cảm tưởng như một bản văn viết, chứ không phải là một bản dịch từ nguyên bản chữ Phạn hay một phương ngôn nào đó của Ấn Độ. Nếu đọc kỹ hơn, ta phát hiện thêm một sự kiện hết sức lạ lùng, nhưng rất quan trọng và có nhiều ý nghĩa đối với không những Lịch sử Phật giáo Việt Nam mà còn với Lịch sử văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam nữa.
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/12/minh-di-phe-binh-ong-ts-le-manh-that-ve_14.html
***
MINH DI: PHÊ BÌNH CUỐN LỊCH SỬ PHẠT GIÁO VIỆT NAM CỦA LÊ MẠNH THÁTTẠP CHÍ DÂN VĂN
DANVAN MAGAZINE
Email: danvanmagazin@gmail.com
—————————————-
BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN
(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI – CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)
(Bài này đã được TCDV đăng tải lần thứ 1, ngày 06.09.2011, lần 2, 13.09.2014, đăng lần thứ 3, ngày 09.12.2022, theo yêu cầu của nhiều độc giả.
Nhờ anh KHA TIỆM LY chuyển bài PHÊ BÌNH này đến các tờ báo trong nước, và qúy Văn Hữu tại Quốc Nội. Đây là một bài viết về lãnh vực VĂN HỌC – HỌC THUẬT, chắc không là điều “cấm kỵ” trong nước? (TCDV).
————————————————-
Kính thưa quý Độc Giả các Diễn Đàn,
Từ hơn 32 năm nay, TCDV chủ trương và cổ võ việc phê bình văn học, học thuật, vì một cuốn sách “viết sai, dịch sai” sẽ di hại các thế hệ sau. Văn phong phê bình là của người viết, TCDV tôn trọng người phê bình và người “bị” phê bình, mong rằng người bị phê bình có óc cầu tiến và phục thiện để sửa chữa các “sai sót” khi tái bản tác phẩm…
Tạp Chí Dân Văn đã đưa lên Net 2 bài phê bình “Ông TS Lê Mạnh Thát”, hôm nay, tác giả Minh Di (Châu Úc), cộng tác viên thường trực của TCDV, có một bài mới, tiếp tục phê bình cuốn “Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam” của tác giả Lê Mạnh Thát. Có người đã “thổi ống đu đủ” bất kể “khả năng” thật sự của ông TS này ra sao!
Vì bài viết xúc tích, dẫn chứng rõ ràng, minh bạch nên khá dài, vì vậy Toà Soạn xin được chia ra làm nhiều kỳ để gởi lên các Diễn Đàn.
Qúy Độc giả nào cần trọn bài, xin liên lạc với TCDV, chúng tôi sẽ gởi đến hầu quý vị.
Trân trọng,
Germany, ngày 06.09.2011 (lần 1), lần 2, ngày 13.09.2014, lần 3, ngày 09.12.2022, theo yêu cầu của nhiều độc giả.
– Chủ Nhiệm TCDV,
– Điều Hợp Viên Diễn Đàn Ngôn-Ngữ-Việt.
Lý Trung Tín
—————————————————————
Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam. Phê bình (3).
01 – 50 (55).
< Để nhớ bạn Lê Hòa Huyền Thanh Lữ >.
Dẫn nhập.
Cách đây khoảng hơn 3 năm không lâu (khoảng giữa năm 2008) tôi viết 2 Bài phê bình bộ “Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam” (LSPGVN), tất cả 4 Tập, của Lê Mạnh Thát.
2 Bài phê bình này nêu lên những khiếm khuyết của Lê Mạnh Thát về mặt Hán văn, về mặt kiến thức Văn học, Sử học (Trung Hoa), và kể cả kiến thức Phật giáo.
2 Bài phê bình này tôi chỉ mới duyệt qua Tập I của bộ LSPGVN.
Bài phê bình thứ 2 xong ngày 8 tháng 5 năm 2008.
Sau đó tôi định phê bình tiếp, nhưng vì cần viết 1 số bài khác nên tôi gác lại việc này.
Với một cuốn sách liên quan Lịch sử Cổ Trung Hoa và Việt Nam như cuốn LSPGVN ở đây thì điều tất yếu người viết phải thông hiểu Hán văn.
Thế nhưng, trong 2 Bài phê bình kể trên tôi đã đưa ra những chứng cứ rất rõ ràng rằng khả năng Hán văn của người biên soạn Lê Mạnh Thát rất thấp!
Về chữ nghĩa, ngay đến những chữ thông thường nhất Lê Mạnh Thát cũng không hiểu nói chi là về phương diện cú pháp, ngữ pháp!
Lê Mạnh Thát muốn lập luận chiều nào, hướng nào cũng được – mặc lòng! Thế nhưng trình độ căn bản về ngôn ngữ, văn tự – ở đây là Hán văn, rồi kiến thức Cổ Sử học, và kiến thức Phật học, của ông ta đã không có thì có chỗ nào cho ông ta đứng (lập) đây?
Trong cuốn LSPGVN khi trích dẫn thư tịch Hán văn Lê Mạnh Thát chỉ đưa ra phần dịch (chỉ trừ những bài thơ) chứ không ghi lại nguyên tác, do đó, không thể biết ông ta dịch đúng hay sai nếu không có những tài liệu đó trong tay…
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/12/minh-di-phe-binh-cuon-lich-su-phat-giao.html
***
MINH DI: PHÊ BÌNH LICH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM (5)
TẠP CHÍ DÂN VĂN
DANVAN MAGAZINE
Email: danvanmagazin@gmail.com
BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN
(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI – CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)
(Bài này đã được TCDV đăng tải lần thứ 1, ngày 21.11.2011, lần 2, ngày 17.09.2014, lần 3, ngày 11.12.2022, theo yêu cầu của nhiều độc giả.)
Nhờ anh KHA TIỆM LY chuyển bài PHÊ BÌNH này đến các tờ báo trong nước, và qúy Văn Hữu tại Quốc Nội. Đây là một bài viết về lãnh vực VĂN HỌC – HỌC THUẬT, chắc không là điều “cấm kỵ” trong nước? (TCDV).
————————————————-
Kính thưa quí Độc giả các Diễn Đàn,
Từ hơn 32 năm nay, TCDV chủ trương và cổ võ việc phê bình văn học, học thuật, vì một cuốn sách “viết sai, dịch sai” sẽ di hại các thế hệ sau. Văn phong phê bình là của người viết, TCDV tôn trọng người phê bình và người “bị” phê bình, mong rằng người bị phê bình có óc cầu tiến và phục thiện để sửa chữa các “sai sót” khi tái bản tác phẩm…
Vừa nghỉ hè tại Tây Ban Nha trở về, chúng tôi nhận được bài phê bình thứ 4 này của Anh Minh Di (Châu Úc), xin gởi lên các Diễn Đàn.
TCDV cũng sẵn sàng đăng tải các “phản bác” của người “bị” phê bình.
Hôm nay, một điều thú vị, người “bị” phê bình là một tu sĩ Phật Giáo đã hoàn tục.
Bài phê bình này dài khoảng 54 trang DIN A4, để các Diễn đàn đăng được trọn vẹn, nên TCDV chia ra thành nhiều kỳ.
Như thường lệ, quý vị nào cần ngay cả bài, xin liên lạc với TCDV, chúng tôi sẽ gởi đến hầu Quý vị.
Trân trọng,
Germany, 21.11.2011, lần thứ 1, đăng lần thứ 2, 17.9.2014, đăng lần thứ 3, ngày 11.12.2022, theo yêu cầu của nhiều độc giả.
– Chủ Nhiệm TCDV,
– Điều Hợp Viên DĐ Ngôn-Ngữ-Việt.
Lý Trung Tín
——————————————————–
Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam. Phê bình (5).
01 – 54 (58).
Tới bài Phê bình thứ 4 này tôi phê bình tập 3 của bộ Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát.
(KỲ 1)
Khi phê bình tới Tập 3 thì điều này không có nghĩa rằng những sai lầm trong Tập 2, và cả Tập 1, đã được nêu ra hết, không còn gì để nói! Lấy vài thí dụ:
Ở Tập 2 (trang 236), Lê Mạnh Thát viết:
“Về huyện An Thuận, Nguyên Hòa quận huyện đồ chí 38 tờ 15a1-3 mô tả: “Huyện vốn là huyện đất Cư Phong đời Hán. Nhà Ngô đổi là Di Phong, lại chia đặt thêm huyện Thường Lạc thuộc quận Cửu Chân. Tùy Khai Hoàng năm thứ 10 (590) đổi làm hyện Ái Châu, năm thứ 16 (596) đổi làm huyện An Thuận. Hoàng triều nhân theo”.
Về huyện An Thuận ở đoạn trên, Nguyên Hòa Quận Huyện Đồ Chí chép như sau:
– An Thuận huyện. Hạ. Tây bắc chí Châu cửu lý.
Bản Hán Cư Phong huyện địa, Ngô cải vi Di Phong, hựu phân trí Thường Lạc huyện – thuộc Cửu Chân Quận. Tùy Khai Hoàng thập niên cải thuộc Ái Châu, thập lục niên cải vi An Thuận huyện. Hoàng triều nhân chi.
/ Nguyên Hòa Quận Huyện Đồ Chí. Qu. XXXVIII. Lãnh Nam đạo 5. An Nam /.
– Huyện An Thuận. Cấp Hạ. Châu trị ở phía Tây bắc 9 dặm.
Vốn là đất của huyện Cư Phong đời Hán, Ngô triều đổi tên là huyện Di Phong, lại phân một phần (của huyện Di Phong) lập huyện Thường Lạc – thuộc Quận Cửu Chân. Vào năm thứ 10 Niên hiệu Khai Hoàng Tùy triều đổi lại, cho thuộc Ái Châu, tới năm thứ 16 đổi thành huyện An Thuận. Hoàng triều (của ta) giữ y như vậy.
[Phụ chú. Thời Đường phân Huyện ra 7 cấp: Xích, Điện, Vọng, Khẩn, Thượng, Trung, Hạ.
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/12/minh-di-phe-binh-lich-su-phat-giao-viet.html
***
MINH DI: phê bình cuốn “Lý Thường-Kiệt” của tác giả Hoàng Xuân Hãn.TẠP CHÍ DÂN VĂN
DANVAN MAGAZINE
Email: danvanmagazin@gmail.com
BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN
(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI – CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)
Kính thưa quý Độc Giả các Diễn Đàn,
Từ hơn 32 năm nay, TCDV chủ trương và cổ võ việc phê bình văn học, học thuật, vì một cuốn sách “viết sai, dịch sai” sẽ di hại các thế hệ sau. Văn phong phê bình là của người viết, TCDV tôn trọng người phê bình và người “bị” phê bình, mong rằng người bị phê bình có tinh thần cầu tiến và phục thiện để sửa chữa các “sai sót” khi tái bản tác phẩm…
Tạp Chí Dân Văn đã đưa lên Net các bài phê bình “Ông TS Lê Mạnh Thát”, hôm nay, tác giả Minh Di (Châu Úc), cộng tác viên thường trực của TCDV, có một bài mới, phê bình cuốn “Lý Thường-Kiệt” của tác giả Hoàng Xuân Hãn.
Vì bài viết xúc tích, dẫn chứng rõ ràng, minh bạch nên khá dài, vì vậy Toà Soạn xin được chia ra làm nhiều kỳ để gởi lên các Diễn Đàn.
Qúy Độc giả nào cần trọn bài, xin liên lạc với TCDV, chúng tôi sẽ gởi đến hầu quý vị.
Trân trọng,
Germany, ngày 11.01.2012, đăng lần 2, ngày 06.12.2022 theo yêu cầu của nhiều độc giả.
– Chủ Nhiệm TCDV,
– Điều Hợp Viên Diễn Đàn Ngôn-Ngữ-Việt.
Lý Trung Tín
—————————————————–
(Qúy Độc giả đã theo dõi và đọc bài phê bình này, chắc chắn đã có nhận xét, sự di hại của một cuốn sách viết sai, dịch sai, điển hình là ông Lê Mạnh Thát, có học vị Tiến Sĩ, cứ ”nhắm mắt nhắm mũi” “chép lại” những gì mà ông Hoàng Xuân Hãn viết, dịch…
Chúng ta nhìn vào phần Thư Mục, để thấy rằng khi phê bình một cuốn sách, tác giả Minh Di đã “tra cứu”, “tham khảo” bao nhiêu cuốn sách khác, chứng tỏ tác giả Minh Di đã làm việc thật cẩn trọng của một “học nhân chân chính”. (TCDV)
Kính thưa Quý vị
Loạt bài khảo cứu uyên bác của học giả MNH DI về tác phẩm “Lý Thường Kiệt” của học giả Hoàng Xuân Hãn, đã chấm dứt, tôi có vài cảm tưởng xin chia sẻ vắn tắt: Trước đây nghe danh “Hoàng Xuân Hãn” là tôi nhắm mắt tin. Ít nhất học sinh sinh viên “nợ” ông “Danh từ khoa học”. Ở VN tôi có đọc cuốn “Lý Thường Kiệt”, nhưng sức học kém, hiểu sơ đã là may, không đủ khả năng biện biệt nguồn tra cứu. Bây giờ có một học giả thông hiểu Hán văn, cổ sử Trung Hoa và Việt Nam như Minh Di, nêu lên những điểm sai trong tác phẩm LTK, tôi thấy hoang mang, ngỡ ngàng. Chỉ có thể thốt lên câu biển học mênh mông. Cám ơn DAN VAN TAP CHI đã phổ biến công trình giá trị của Minh Di. Tôi lại thêm ý nghĩ: một công trình như thế này, không lẽ như tiếng chuông vang lên một lần rồi chìm lắng? Như vậy, ngoài bài học kinh nghiệm quí báu cho người đọc sách (“phải mở mắt ra mà đọc”!), bài khảo cứu phê bình không góp phần trực tiếp cải thiện cuốn “Lý Thường Kiệt”. Trong kế hoạch VƠ VÀO, Cộng sản VN, vơ vào Tự Lực Văn Đoàn (dù họ giết Khái Hưng); vơ vào Hoàng Xuân Hãn… Trong khi Hoàng Xuân Hãn là bộ trưởng chính phủ Quốc gia (Trần Trọng Kim), từ khi sang Pháp (1951) ông hoàn toàn làm văn hóa, không thiên về bên nào, dù VC hết sức dụ dỗ. Nếu chỉ vì những sai sót trong LTK mà chúng ta “truất phế” ông, có phải là CSVN vơ hết không? Còn “Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải” và “La Sơn Phu Tử” thì sao? Có thể nào học giả Minh Di cùng với DVTC nghĩ một cách nào — nếu luật lệ về bản quyền và xuất bản — in lại LTK với phụ bản của Minh Di? Ở đâu tôi không biết, nhưng ở Na-uy một tác phẩm trên 70 năm, hết bản quyền.
Kính thư
Ngô Thanh Tâm
——————————————————–
Phê bình:
Cuốn “Lý Thường-Kiệt” của Hoàng Xuân Hãn. (2).
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/12/minh-di-phe-binh-cuon-ly-thuong-kiet.html
***
MINH DỊ: Học Giả và ‘Học Giả’. Phê bình Cuốn ‘Kinh Dịch, Đạo của người Quân Tử’TẠP CHÍ DÂN VĂN
DANVAN MAGAZINE
Email: danvanmagazin@gmail.com
—————————————
(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI – CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)
—————————–
Kính thưa quý độc giả các Diễn Đàn,
Theo yêu cầu của một số độc giả, Tạp Chí Dân Văn cho đăng lại bài HỌC GIẢ và “HỌC GIẢ” (Ngụy Học Giả) của Minh Di, bài viết này đã được đăng trên TCDV từ năm 2002, và năm 2007, phê bình về ông Nguyễn Hiến Lê, nhằm làm sáng tỏ các vấn đề trong lãnh vực Văn Học. Mặc dù ông Nguyễn Hiến Lê đã ra người thiên cổ, nhưng nếu bất cứ ai có những ý kiến khác với bài viết này, TCDV sẵn sàng đăng tải, để rộng đường dư luận…
Vì bài viết khá dài nên chúng tôi chia ra làm nhiều kỳ với font chữ Unicode, qúy độc giả nào muốn có trọn bài, xin liên lạc với TCDV.
Germany, ngày 04.04.2014, đăng lần 2 ngày 02.12.2022.
Chủ Nhiệm TCDV,
Lý Trung Tín
LTS: 2 ngày rồi, không thấy anh Đặng Đình Thúy viết gì cả, có lẽ anh ĐĐT đã hiểu ra vấn đề “tranh luận” trong Văn Học và Học Thuật như thế nào? TCDV “chẳng đặng đừng” mới nhờ đến anh Minh Di “duyệt” phần chữ Hán trong bài viết của anh ĐĐT mà thôi – cám ơn qúy độc giả trên các DĐ đã theo dõi việc này.
Từ hơn 24 năm nay, TCDV chủ trương và cổ võ việc phê bình văn học, học thuật, vì một cuốn sách “viết sai, dịch sai” sẽ di hại các thế hệ sau. Văn phong phê bình là của người viết, TCDV tôn trọng người phê bình và người “bị” phê bình, mong rằng người bị phê bình có tinh thần cầu tiến và phục thiện để sửa chữa các “sai sót” khi tái bản tác phẩm…
Việc phê bình này rất bổ ích và làm “giàu” thêm kiến thức của qúy độc giả khắp nơi.
Học Giả và ‘Học Giả’.
Phê bình Cuốn ‘Kinh Dịch, Đạo của người Quân Tử’.
01 – 34 (38).
&
Khoảng năm 1987 hay 1986 gì đó, vào 1 Tiệm Sách ở vùng Marrickville, lật coi sơ 1 tạp chí mà bây giờ không còn nhớ tên là gì, cũng không nhớ là báo ở Mĩ, hay là Gia Nã Đại, và rồi bắt gặp 1 bài viết, cũng không còn nhớ tựa đề, chỉ nhớ tên người viết là Trần Văn Tích.
Trong bài viết này ông Trần Văn Tích đề cập 1 tập bản thảo của một người viết ở Việt Nam.
Và rồi, lần nữa, kí ức tôi lại lãng đãng, kết luận của ông Trần Văn Tích về Tập Bản thảo này thì tôi lại chẳng còn nhớ nguyên văn, chỉ còn nhớ đại khái là ông TVT đã hạ bút Phê rằng: Đọc tập bản thảo này ông có cảm tưởng đây là 1 tác phẩm được viết để đi dự giải Nobel về Tư tưởng!
Sau đó thì vào năm 1996 tại Thư viện thành phố Marrickville kể trên (cách Sydney, Thủ phủ của Tiểu bang New South Wales, 06 cây số về phía Tây nam) tôi lại bắt gặp trong một Tập san cũ là Tập san Văn Lang (Số 2, tháng 12 / 1991), ở Mục ‘Điểm Sách’, 1 Bài giới thiệu tập bản thảo đã nói trên. Người ‘điểm Sách’ ở đây là ông Xuân Phúc. Và, ông Xuân Phúc cũng đã chẳng hà tiện chút nào, quá rộng rãi nữa là khác, lời ca tụng tập bản thảo nói trên.
Tập bản thảo này gồm II Phần: – Phần I là Phần GIỚI THIỆU (Tất cả 6 Chương), và Phần II là Phần ‘KINH TRUYỆN’. Phê bình 6 Chương ‘Giới Thiệú này, ông Xuân Phúc viết:
– ‘Những chương giới thiệu này rất có ích không những cho học sinh, mà cho tất cả các độc giả, dù người thâm hiểu nho học’.
Tập san Văn Lang kể trên tuy ấn hành vào tháng 12, năm 1991, nhưng bài ‘điểm Sách’ trên đây của ông Xuân Phúc đã viết trước đó 5 năm, vì cuối bài ông đã ghi rõ:
‘Ngày rằm tháng bảy năm Bính dần’.
Năm Bính dần đây tức năm 1986, tức đâu đó cùng thời điểm với bài viết của ông Trần Văn Tích.
*
Tháng 11 năm 1991, nhà Xuất bản Văn Nghệ ở Mĩ đã xuất bản tập bản thảo nói trên.
Và sách có tựa đề: ‘Kinh Dịch, Đạo của Người Quân Tứ.
Người viết họ Nguyễn tên Hiến Lê
*
Nhiều người trong chúng ta có lẽ không lạ gì ông Nguyễn Hiến Lê! Ông cũng tạm gọi là 1 người có chút tiếng tăm ở miền Nam Việt Nam trước 75, người ca tụng ông không phải hiếm.
2 ông Trần Văn Tích, Xuân Phúc không phải là 2 người đầu tiên ca tụng Nguyễn Hiến Lê, 2 ông chỉ đầu tiên ở mức độ ‘nức nớ trong sự ca tụng ông NH Lê.
Tôi cũng tạm gọi là có biết đôi chút Hán văn, nhưng không dám nhận là ‘thâm hiểu nho học’ và cũng gọi là có đọc qua loa ‘Kinh Dịch’, nhân đọc được những giòng ca tụng ‘nức nớ của 2 ông Trần Văn Tích và Xuân Phúc tôi đã tìm đọc cuốn sách kể trên của ông Nguyễn Hiến Lê.
*
Ngay câu mở đầu phần ‘Lời Nói Đầu’, ông NH Lê viết:
– ‘Tôi viết tập này chủ ý để hướng dẫn những bạn trẻ muốn tìm hiểu triết lý trong Kinh Dịch, tức vũ trụ quan, nhất là nhân sinh quan……’.
Tiếp đó, trong gần hết những giòng còn lại, ông 5 điều, 7 chuyện… chỉ dạy các bạn trẻ cách đọc cuốn sách của ông. Đây là Cung cách cố hữu của ông, cung cách của 1 người vô cùng thích làm thầy thiên hạ, cung cách này rất thường thấy trong nhiều cuốn sách của ông!
Câu cuối cùng của ‘Lời Nói Đầu’ nói trên là:
– ‘Muốn hiểu thêm Kinh Dịch, bạn nên tìm đọc những sách tôi đã giới thiệu trong cuốn này’.
Trong số những Sách mà ông NH Lê dẫn, không nhiều lắm – nếu không muốn nói là quá ít, gồm cả Hán, Anh và Pháp văn, tôi chỉ xin nêu ra đây 1 vài tác phẩm Hán văn đáng chú ý, như:
+ ‘Lục Thập Tứ Quái Kinh Giảí, ‘Chu Dịch Cổ Kinh Kim Chu, ‘Dịch Học Tân Luận’.
*
Những Sai Lầm trong cuốn ‘Kinh Dịch’ của ông NH Lê phải nói là rất nhiều – và rất Nặng, nếu phân loại mà Phê bình thì có lẽ người đọc sẽ khó theo dõi, cho nên ở đây tôi sẽ duyệt theo thứ tự từng Chương một để khỏi mất công người đọc.
*
Phần I. Chương I. ‘Nguồn Gốc Kinh Dịch Và Nội Dung Phần Kinh’. (Từ tr. 33 đến tr. 56).
Trong đoạn viết về Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái (từ cuối tr. 35 cho tới đầu tr. 38) NH Lê đã đưa ra 1 cách chồng 2 loại Nét Liền Õ và Đứt – – (tức Lưỡng Nghi) như sau:
Trước hết ông xếp riêng rẽ, nét Liền 1 bên, nét Đứt 1 bên, kế đó ở bên nét Liền ông lần lượt theo thứ tự lấy nét Liền chồng lên nét Liền, rồi nét Đứt chồng lên nét Liền – rồi ở bên nét Đứt thì ông lại lấy nét Đứt chồng trước, nét Liền chồng sau. Kết quả được Tứ Tượng theo thứ tự:
1/. Thái Dương (2 nét Liền). 2/. Thiếu dương (Liền dưới, Đứt trên).
3/. Thái Âm (2 nét Đứt). 4/. Thiếu âm (Đứt dưới, Liền trên).
Tiếp đó ông lấy nét Liền chồng lên Tứ Tượng để được 4 Quẻ: Càn – Li – Cấn – Tốn.
Sau cùng, lấy nét Đứt chồng lên Tứ Tượng, được 4 Quẻ còn lại: Khôn – Khảm – Đoài – Chấn.
Phải nói ngay rằng phương pháp chỉ dạy các bạn trẻ nhớ 8 Quẻ này của ông NH Lê tối mò mò. Tối mò mò, vì ông vốn ù ù cạc cạc về do lai của 8 Quẻ gọi là Tiên Thiên Bát Quái.
Thứ tự gọi là Tiên Thiên Bát Quái: Càn – Đoài – Li – Chấn – Tốn – Khảm – Cấn – Khôn rồi đã đi từ qui ước chồng nét Liền trước, nét Đứt sau, và khởi đi từ nét Liền trước, nhất quán:
Trước hết, khởi đi từ nét Liền: – Lấy nét Liền chồng lên nét Liền, rồi nét Đứt chồng lên nét Liền thì ta có Thái Dương và Thiếu dương.
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/12/minh-di-hoc-gia-va-hoc-gia-phe-binh.html
***
MINH DI: NÓI CHUYỆN CỔ SỬTẠP CHÍ DÂN VĂN
DANVAN MAGAZINE
Email: danvanmagazin@gmail.com
—————————————-
BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN
(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI – CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)
Kính thưa quí Độc giả các Diễn Đàn,
Từ trên 32 năm nay, TCDV chủ trương và cổ võ việc phê bình văn học, học thuật, vì một cuốn sách “viết sai, dịch sai” sẽ di hại các thế hệ sau.
Văn phong phê bình là của người viết, TCDV tôn trọng người phê bình và người “bị” phê bình, mong rằng người bị phê bình có óc cầu tiến và phục thiện để sửa chữa các “sai sót” khi tái bản tác phẩm…
Hôm nay, một điều thú vị, người phê bình và người bị phê bình đều là nhà giáo trước 1975 tại miền Nam.
Để các Diễn đàn đăng được trọn vẹn, nên TCDV chia ra thành 2 kỳ.
Như thường lệ, quý vị nào cần ngay cả bài, xin liên lạc với TCDV, chúng tôi sẽ gởi đến hầu Quý vị.
Trân trọng,
Germany, 08.09.2008 (lần 1), lần 2, ngày 03.10.2014, lần 3, ngày 12.12.2022 theo yêu cầu của nhiều độc giả.
– Điều Hợp Viên DĐ Ngôn-Ngữ-Việt,
– Chủ Nhiệm TCDV,
Lý Trung Tín
Trả lời chung: Sau khi đăng tải bài “Nói chuyện Cổ Sử” kỳ 1, nhiều vị đã mail cho TCDV xin trọn bài và yêu cầu cho một ít thông tin về anh Minh Di và anh Trần Gia Phụng.
– Anh Minh Di cư trú tại Châu Úc, cộng tác viên thường trực của TCDV từ trên 32 năm qua, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Saigon, niên kỷ chưa tới 70 tuổi, thông thạo Hán Văn, hiện Anh đang biên soạn các bộ Sách về Cổ Sử VN.
– Anh Trần Gia Phụng định cư tại Canada, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế, dạy Sử trước 1975, có người đã xưng tụng Anh là “Sử Gia…”
TCDV sẵn sàng đăng tải các điều “phản bác” của anh Trần Gia Phụng về loạt bài phê bình này.
Germany, 12.12.2022
Lý Trung Tín
—————————————————————–
Nói Chuyện Cổ Sử.
01 – 19 (21).
Mới hôm qua đây tình cờ đọc được bài ‘Hai Bà Trưng Khởi Nghĩa’ của ông Trần Gia Phụng, ở Canada, trên ‘Calitoday.com’.
Là một bài viết về Cổ sử nhưng chừng như ông Trần Gia Phụng không rõ lắm về Cổ sử, ở đây là kiến thức về Cổ sử học Trung Hoa. Nói rõ hơn nữa, là ông Trần Gia Phụng không rành chữ Hán để có thể tham khảo trực tiếp, tận nguồn, những Sử liệu Trung Hoa viết về 1 thời kỳ trong Cổ sử Việt Nam, và viết một bài cho phong phú hơn, nhất là chính xác hơn!
*
(KỲ 1)
Những cái SAI trong bài viết kể trên của ông Trần Gia Phụng đại khái gồm mấy phương diện:
(1). Viết tên Nhân danh, Địa danh Lịch sử sai.
(2). Không rõ Cổ sử Trung Hoa.
(3). Trích dẫn nguyên tác sai, và thiếu, đôi khi dư ra nữa.
(4). Tự thuật sai Sự kiện liên quan nhân vật Lịch sử.
– Nếu tóm lại thì, những cái sai thuộc 4 phương diện kể trên khởi đi từ việc ông Trần Gia Phụng không thông Hán văn!
Tôi lần lượt kê những cái sai trong mấy phương diện kể trên đây.
Nhưng, cũng cần nói rõ ở đây là đôi lúc những cái sai của ông Trần Gia Phụng ở 2 phương diện khác nhau lại nằm cùng trong 1 đoạn, do đó, nếu tách ra, đặt cái sai nào vào chỗ của cái sai đó thì sẽ khó theo dõi. Trường hợp này tôi cứ theo đoạn văn của ông Trần Gia Phụng mà phê bình.
(1). Viết sai Nhân danh và Địa danh.
Thủ phủ của nước Nam Việt ông Trần Gia Phụng ghi là ‘Phiên Ngung’.
Nếu tra Từ điển Trung Hoa thì sẽ thấy chữ ‘PHIÊN’ ở đây phải đọc là ‘PHAN’.
Chữ ‘Ngung’ còn âm đọc nữa là ‘Ngu’, tên thành do đó cũng gọi là Phan Ngu.
Tóm lại, chỉ có Phan Ngu, hoặc Phan Ngung, mà không có Phiên Ngung.
Từ điển ‘Từ Nguyên’ thiết âm chữ này ở mục thiết âm thứ 5 như sau:
– ‘5. Phổ + Quan thiết, Bình, Hoàn vận’.
– ‘5. Thiết âm là Phổ + Quan, Bình thanh, vận của chữ Hoàn’.
Trước đó hơn 1,000 năm học giả Nhan Sư Cổ (581 – 645) đời Đường chú thích bộ ‘Hán Thư’ đã chú âm chữ ‘Phiên’ này là ‘Phổ an phiên’. – nghĩa là: ‘Phiên thiết là Phổ + An’.
(Tham khảo Hán Thự Qu. XCV (Qu. 95). Tây nam di, Lưỡng Việt, Triều Tiên truyện)…
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/12/minh-di-noi-chuyen-co-su.html
***
MINH DI: PHÊ BÌNH NGUYỄN HIẾN LÊTẠP CHÍ DÂN VĂN
DANVAN MAGAZINE
Email: danvanmagazin@gmail.com
BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN
(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI – CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)
———————
KÍnh thưa qúy độc giả các Diễn Đàn,
TCDV không thích những người viết mà ký tên tắt, thí dụ như MN [mn1972.nhatrang@yahoo.com] email phiá dưới, nhưng anh Minh Di đã lịch sự và trả lời những giòng chữ của MN nên Toà soạn xin phổ biến để tất cả được biết…
Germany, 11.4.2014, đăng lần 2 ngày 03.12.2022
– Điều Hợp Viên DĐ Ngôn Ngữ Việt,
– Chủ Nhiệm TCDV.
LÝ TRUNG TÍN
—————————————————-
Nói chuyện với ông bà…
Khi Tạp Chí Dân Văn đưa lên Diễn đàn bài tôi phê bình Nguyễn Hiến Lê thì có một ông hay bà MN nào đó đưa lên ý kiến như sau:
Học giả Nguyễn Hiến Lê được rất nhiều người có học biết, bản thảo
của ông (chỉ mới là bàn thảo thôi) cũng được nhà xuất bản ở Mỹ in ấn,
nay có người mạt sát ông ta là đầu óc rỗng tuếch, thiếu học qua kinh
Dịch biên khảo của ông, tôi đã đọc Dịch kinh tân khảo của Nguyễn mạnh Bảo hồi xưa bao nhiêu lần mà vẫn chả hiểu tí gì về kinh dịch cả,
cho nên, sai làm sao, đúng thế nào với tôi không quan trọng, duy cái
điểm thóa mạ người đã có công đóng góp vào văn hóa VN như Nguyễn Hiến Lê theo kiểu này thì tôi không mất công xem tiếp!
MN
Tôi xin phép trả lời ông / bà MN.
Nếu ông / bà không đọc thì cũng chẳng sao, để cho người khác đọc.
+ Trước hết là Học giả.
Đại khái học giả là một người có kiến thức SÂU và RỘNG, lại có kiến giải độc đáo về vấn đề mình nghiên cứu.
(1). Chữ nghĩa.
Nói chữ nghĩa đây tức nói khả năng ngôn ngữ.
Nghiên cứu bất cứ vấn đề gì trong lãnh vực Học thuật của 1 Quốc gia thì phải rành rẽ ngôn ngữ Quốc gia đó! Ở đây là Hán văn.
(2). Kiến thức. Sách tham khảo.
Không ai có thể đọc hết sách vở trong thiên hạ, thế nhưng phải có một số kiến thức về vấn đề, tức có đọc đủ ở một mức độ nào đó không?
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/12/minh-di-phe-binh-nguyen-hien-le.html
***
MINH DI: NÓI CHUYỆN VỀ HỌC THUẬT BÊN KIA BỜ
TẠP CHÍ DÂN VĂN
DANVAN MAGAZINE
Email: danvanmagazin@gmail.com
—————————————-
BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN
(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI – CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)
(Bài này đã được TCDV đăng tải lần thứ 1, ngày 14.04.2012, ngày 26.09.2014, theo yêu cầu của nhiều độc giả, đăng lần 3, ngày 16.12.2022.
Nhờ anh KHA TIỆM LY chuyển bài PHÊ BÌNH này đến các tờ báo trong nước, và qúy Văn Hữu tại Quốc Nội. Đây là một bài viết về lãnh vực VĂN HỌC – HỌC THUẬT, chắc không là điều “cấm kỵ” trong nước? (TCDV).
————————————————-
Kính thưa quý độc giả các Diễn Đàn,
Từ 32 năm nay, TCDV chủ trương và cổ võ việc phê bình văn học, học thuật, vì một cuốn sách “viết sai, dịch sai” sẽ di hại các thế hệ sau. Văn phong phê bình là của người viết, TCDV tôn trọng người phê bình và người “bị” phê bình, mong rằng người bị phê bình có óc cầu tiến và phục thiện để sửa chữa các “sai sót” khi tái bản tác phẩm…
Nhiều độc giả đã mail yêu cầu TCDV cho đăng bài của MINH DI thành nhiều kỳ như trước, vì có vị mở attachments không được. Trên khuôn khổ các Diễn đàn Internet chỉ đăng mỗi lần là khoảng 10 trang DIN A4, nên chúng tôi sẽ chia thành nhiều kỳ, trường hợp quý độc giả nào cần ngay trọn bài, liên lạc với TCDV, chúng tôi sẽ gởi đến hầu Quý Vị.
Trân trọng,
Germany, ngày 14.04.2012 (lần 1), lần 2, ngày 26. 9.2014, lần 3, ngày 15.12.2022, theo yêu cầu của nhiều độc giả.
– Điều Hợp Viên DĐ Ngôn-Ngữ-Việt,
– Chủ Nhiệm TCDV.
LÝ TRUNG TÍN
——————————
Kính thưa quý vị độc giả của Diễn Đàn Ngôn Ngữ Việt, Tạp Chí Dân Văn,
Dân Tộc Việt và Dearfriends,
Học Thuật là một đề tài mênh mông và chính vì nó rất rộng lớn nên đôi khi người ta tưởng đã nhìn ra nó mà thực sự là chưa nhìn ra nó, chưa thấy được sự thực mà nó hàm chứa…
Dươí đây là caí nhìn của nhà nghiên cứu Minh Di, Úc Châu về một đề taì đã được một tác giả trong nước đề cập đến.
Mời quý vị thưởng thức.
Thân kính,
Quản Mỹ Lan
DĐNNV
————————————
Nói Chuyện Học Thuật Bên Kia Bờ.
01 – 63 (70).
MINH DI (Châu Úc)
Tiểu dẫn.
Cũng đã lâu nay trong nước có nhiều tác phẩm Hán văn của Việt Nam thời trước được dịch ra Việt ngữ và được nhiều nhà xuất bản nhiều nơi ấn hành.
Nói “đã lâu nay” ở đây tôi muốn nói là sau năm 75.
Gần đây tôi có mua được Bộ tuyển tập các tác phẩm của Lê Quí Đôn (1726 – 1784).
Bộ này gồm 8 Tập, phân như sau:
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://hangoc2020.blogspot.com/2022/12/minh-di-noi-chuyen-ve-hoc-thuat-ben-kia.html
***
MINH DI: PHÊ BÌNH CUỐN ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỰC KÝTẠP CHÍ DÂN VĂN
DANVAN MAGAZINE
Email: danvanmagazin@gmail.com
—————————————-
BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN
(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI – CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)
———————
Kính thưa quý độc giả các Diễn Đàn,
Bài phê bình của Minh Di về bản dịch cuốn “Đại Đường Tây Vực Ký” được phổ biến rộng rãi trên các Diễn Đàn Internet, Dịch giả Thích Như Điển chưa thấy “lên tiếng” mà chỉ có lác đác vài người “mệnh danh” là Phật tử “chống đỡ èo uột” cho Sư Phụ, và dưới đây là bài trả lời cho những sự “chống đỡ èo uột” đó. Riêng Tạp Chí Dân Văn không nhận được các bài viết “chống đỡ èo uột” này nên đã không phổ biến được.
Trong lãnh vực VĂN HỌC – HỌC THUẬT, chúng ta phải xét xem người phê bình có những điểm nào sai, để “phản bác”, điều này sẽ tạo cho một tác phẩm được hoàn chỉnh hơn chứ không vì “cảm tính” mà nhắm mắt “bênh vực”…như vậy chẳng giúp ích gì cho sự tiến bộ chung.
Bổn báo Chủ Nhiệm là một Huynh Trưởng GĐPT trước năm 1975, Thấy Bổn Sư là Đại Lão HT/TTC, hiện Ngài tu hành tại Canada.
Germany, 04.09.2010 (đăng lần 1), đăng lần 2, ngày 10.11.2014.
– Chủ Nhiệm TCDV,
– Điều Hợp Viên DĐ Ngôn – Ngữ – Việt.
Lý Trung Tín
—————————————-
Trả Lời Phan Minh Tài.
Bài phê bình của tôi về Bản dịch cuốn “Đại Đường Tây Vực Ký” của ông Chủ Chùa Viên Giác đăng trên “thôngtinberlin” có một đoạn văn ngắn của một Phật tử (PT) tên Nguyễn C Hòa nào đó. Ông Nguyễn C Hòa viết:
“Kính thưa quí Bác, quí Cô Chú, quí Anh Chị Em Phật tử trên diễn đàn.
Chúng con (chúng tôi) xin được vô cùng đồng ý và hoan hỷ với lời nhận xét góp ý của cư sĩ Phan Minh Tài về bài phê bình của Minh Di. Thật rất đáng tiếc cho bút gia Minh Di, có lẻ vì quá ưu tư nên sinh ra bực tức, mà đã có lời lẽ hơi khiếm nhã không nên có cho Dịch giã Thích Như Điển chăng?
Đây là một bài học rất đáng nhớ cho tất cả chúng ta. “Làm việc gì cũng phải suy nghĩ đến hậu quả của nó”. Cho dù bắt đầu bằng một khởi điểm tốt chăng nữa, cũng nên cẩn thận cách dùng lời và ứng xử của mình.
Tuy nhiên phải chi chư Tôn Đức Tăng gia, khi làm Văn Hóa Phật Giáo cẩn thận hơn, đừng khinh thường đọc giả, đừng chạy theo số lượng tác phẩm mà quên đi chất lượng, thì đâu ra nông nổi. Cho đến bây giờ, dù đã có Cư sĩ Phan Minh Tài giúp giùm một chút, nhưng làm sao Dịch giả TND khỏi được tai tiếng vốn đã mang nhiều tai tiếng như thế này…
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://hangoc2020.blogspot.com/2022/12/minh-di-phe-binh-cuon-ai-uong-tay-vuc-ky.html
***
MINH DI: TỪ LÁI SÁCH ĐẾN “HỌC GIẢ”
BAN TIN CUA TAP CHI DAN VAN
DANVAN MAGAZINE
Email: danvanmagazin@gmail.com
(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI – CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)
Kính thưa quý độc giả các Diễn Đàn,
Theo yêu cầu của một số độc giả, Tạp Chí Dân Văn cho đăng lại bài Từ Lái Sách đến ‘Học giả‘. của Minh Di, Bài viết này đã được đăng trên TCDV từ năm 2005, và năm 2007, phê bình về ông Nguyễn Hiến Lê, nhằm làm sáng tỏ các vấn đề trong lãnh vực Văn Học. Mặc dù ông Nguyễn Hiến Lê đã ra người thiên cổ, nhưng nếu bất cứ ai có những ý kiến khác với bài viết này, TCDV sẵn sàng đăng tải, để rộng đường dư luận…
Vì bài viết khá dài nên chúng tôi chia ra làm nhiều kỳ với font chữ Unicode, qúy độc giả nào muốn có trọn bài, xin liên lạc với TCDV.
Germany, ngày 07.04.2014 – đăng lần 2 ngày 01.12.2022
Chủ Nhiệm TCDV,
Lý Trung Tín
LTS: Đã 3, 4 ngày rồi, không thấy anh Đặng Đình Thúy viết gì cả, có lẽ anh ĐĐT đã hiểu ra vấn đề “tranh luận” trong Văn Học và Học Thuật như thế nào? TCDV “chẳng đặng đừng” mới nhờ đến anh Minh Di “duyệt” phần chữ Hán trong bài viết của anh ĐĐT mà thôi – cám ơn qúy độc giả trên các DĐ đã theo dõi việc này.
Từ hơn 24 năm nay, TCDV chủ trương và cổ vũ việc phê bình văn học, học thuật, vì một cuốn sách “viết sai, dịch sai” sẽ di hại các thế hệ sau. Văn phong phê bình là của người viết, TCDV tôn trọng người phê bình và người “bị” phê bình, mong rằng người bị phê bình có tinh thần cầu tiến và phục thiện để sửa chữa các “sai sót” khi tái bản tác phẩm…
Việc phê bình này rất bổ ích và làm “giàu” thêm kiến thức của qúy độc giả khắp nơi.
Từ Lái Sách đến ‘Học giả‘.
01 – 30 (49).
Dẫn ngôn.
Bài phê bình cuốn ‘Kinh Dịch, Đạo của Người Quân tứ của ông ‘học giả‘ Nguyễn Hiến Lê lúc chưa đăng báo tôi có đưa cho một vài người quen biết đọc. Và, nói chung thì đây là 1 sự bất ngờ vì từ trước tới giờ hầu hết nghĩ ông ta học vấn uyên bác, được gán cho nhãn hiệu học giả, nhưng qua cuốn sách kể trên cái nhãn hiệu này phải được thêm cái ‘ngoặc kép’ – ”.
– Có người nói ông ta đã chết, phê bình rồi ai trả lời đây?
– Có người nói tôi phê bình vậy là phủi công của ông ta đối với Văn học.
– Có người lại nói tôi hạ ông ta, lôi ông ta xuống đất.
Nhìn chung, những í kiến trên đây xuất phát từ lòng tự ái, tự ái vì chợt thấy lòng tin của mình đã đặt sai chỗ, sai người.
– Thứ nhất, tôi đâu cần Nguyễn Hiến Lê trả lời, tôi chỉ định lại vị thế của ông ta trong lãnh vực học thuật để người cùng thời với tôi và người sau tôi có 1 cái nhìn chính xác hơn về ông ta.
– Thứ hai, đã nói công thì không thể không luận tội – và nói công, luận tội, thì công có bù được tội? Hoặc nói rõ hơn, bên công, bên tội bên nào nặng hơn? Có thời giờ có thể, có thể thôi, tôi sẽ viết một bài về vấn đề công / tội này.
– Thứ ba, về phương diện học thuật, tôi chẳng có lý do nào để hạ, để lôi bất cứ 1 người viết nào xuống đất cả! Về phương diện này đúng / sai vẫn ở đó, không vì yêu / ghét mà đúng thành sai và sai thành đúng, 2 đường không thể lẫn lộn. Có chẳng ưa NHL chăng nữa tôi cũng không thể nào lôi ông ta xuống, nói ông ta kém, ông ta dở, nếu ông ta có Học vấn thực sự – và ngược lại, có ưa Nguyễn Hiến Lê đi nữa, tôi càng không thể tung bổng ông ta lên, nói rằng ông ta là một học giả trong khi kiến thức của ông ta quá kém cỏi, như trường hợp ở đây.
Những người không ưa NH Lê vì khuynh hướng thiên ‘Giải phóng’, tiếng ông ta dùng rất thường sau 30 tháng Tư 1975, của ông ta có thể hả hê vì bài phê bình của tôi!
Những người từ trước đến giờ vẫn phục sát đất ‘học giả´ Nguyễn Hiến Lê có thể bực tức khi thấy thần tượng của mình bỗng đâu rồi… rã nát!
Và, dĩ nhiên phê bình của tôi ở đây không nhằm để người này hả hê, hoặc làm người kia bực tức như Bài viết của tôi có thể gây ra.
– Người Bán có thể quảng cáo, có thể khoe món hàng của mình là bền, là tốt, nhưng người Mua cũng có thể kiểm lại coi có đúng như lời quảng cáo hay không? – Cũng vậy, NHLê khoe mình là 1 người nghiên cứu Cổ học thì người đọc cần kiểm lại coi có đúng như lời ông ta hay không?…
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/12/minh-di-tu-lai-sach-en-hoc-gia.html
***
Phạm Văn Bân dịch cuốn ‘Chân Lạp Phong Thổ Ký’TẠP CHÍ DÂN VĂN
DANVAN MAGAZINE
Email: danvanmagazin@gmail.com
BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN
(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI – CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)
Kính thưa quí Độc giả các Diễn Đàn,
Từ 32 năm nay, TCDV chủ trương và cổ võ việc phê bình văn học, học thuật, vì một cuốn sách “viết sai, dịch sai” sẽ di hại các thế hệ sau. Văn phong phê bình là của người viết, TCDV tôn trọng người phê bình và người “bị” phê bình, mong rằng người bị phê bình có óc cầu tiến và phục thiện để sửa chữa các “sai sót” khi tái bản tác phẩm…
Trứơc đây ít lâu, anh Minh Di từ Châu Úc đã có vài bài viết ngắn về tác phẩm “Chân Lạp Phong Thổ Ký” của ông Phạm Văn Bân, những bài viết này đã gây ra “lời qua tiếng lại” giữa người phê bình và người bị phê bình, tạo một không khí sinh hoạt trên Net khá sôi động…
Nay, sau thời gian đi nghỉ hè, Minh Di “trở lại” tiếp tục viết về bản dịch “Chân Lạp Phong Thổ Ký” của Phạm Văn Bân, hy vọng lần này tác giả bản dịch “tiếp nhận” “sự chỉ giáo” như trong “lời nói đầu” của cuốn sách. Mong lắm thay!
Trân trọng,
Germany, 21.05.2008 (lần 1), (lần 2, ngày 26.08.2014.) (lần 3, ngày 03.01.2019), lần 4, ngày 18.12.2022.
– Điều Hợp Viên DĐ Ngôn-Ngữ-Việt,
– Chủ Nhiệm TCDV.
Lý Trung Tín
Bân Chân Lạp.
01 – 14 (15).
Phạm Văn Bân dịch cuốn ‘Chân Lạp Phong Thổ Ký’
Trước hết, Phạm Văn Bân cho in 1 mớ chữ Hán, phiên âm Hán Việt, sau cùng dịch ra Việt ngữ.
Độc giả không biết Hán văn chẳng cần biết Phạm Văn Bân in chữ Hán đúng hay sai và họ cũng chẳng cần biết Phạm Văn Bân phiên âm Hán Việt trúng hay trật. Họ hài lòng với phần Việt ngữ của Phạm Văn Bân.
Thấy Phạm Văn Bân in Hán tự loạn cào cào, họ cứ ngỡ là ông dịch giả này chắc hẳn thông thạo thứ văn tự này (Hán văn) lắm!
Và cứ thế họ cảm thấy yên tâm, hài lòng với những gì Phạm Văn Bân dịch.
*
– ‘Bỗng đâu có khách biên đình sang chơí.
2 tiếng ‘bỗng đâu’ này đã thay đổi cuộc đời Kiều ở một giai đoạn.
Và ở đây, cũng 2 tiếng ‘bỗng đâu’ đã làm đảo lộn mọi ý nghĩ, mọi hy vọng của Phạm Văn Bân.
– Ý nghĩ của Phạm Văn Bân ở đây là bản dịch của mình toàn bích, chẳng có 1 cái Sai nào, hoặc nếu có thì cũng là những lỗi nhẹ, những cái Sai lặt vặt!
– Hy vọng của Phạm Văn Bân ở đây là, từ đây ta sẽ thành 1 học giả trong lãnh vực Hán học!
Nhưng ‘bỗng đâu’ ông Minh Di ở đâu bắt gặp được bản dịch của Phạm Văn Bân!
Chỉ mới một trang 7 thôi, ông Minh Di đã lặt ra được một số sai lầm rất trầm trọng của dịch giả Phạm Văn Bân về 3 phương diện:
1). Âm đọc Hán Việt sai.
2). Ngắt câu sai.
3). Sai về nghĩa chữ.
Khi nêu ra những cái sai của Phạm Văn Bân ông Minh Di đã dẫn chứng, chứng minh rất đầy đủ và rõ ràng…
*VUI LÒNG BẤM LINK XEM TIẾP:
https://myhan2021.blogspot.com/2022/12/pham-van-ban-dich-cuon-chan-lap-phong.html
***
CÁO PHÓ NGƯỜI TÙ THẾ KỶ NGUYỄN HỮU CẦU QUA ĐỜI Ở RẠCH GIÁNgười tù thế kỷ’ Nguyễn Hữu Cầu qua đời ở Rạch Giá
Mong mọi người đọc bản tin dưới đây mà tôi viết cho báo NV ngày hôm qua. Khi ông Cầu mới ra tù năm 2014, tôi có một hai lần phỏng vấn.
Con ông ấy là giáo viên ở Rạch Giá nên rất nghèo. Tôi sẽ góp thêm $100 và bác nào muốn góp thêm vào xin các bác góp riêng gửi đến tôi, tôi sẽ chuyển về giúp họ. Cảm ơn các bác nhiều.
NT (Nguyễn Tuyển)
4648 W Laurendale Dr.
Fresno, Ca. 93722
‘Người tù thế kỷ’ Nguyễn Hữu Cầu qua đời ở Rạch Giá
December 20, 2022
KIÊN GIANG, Việt Nam (NV) – Nguyễn Hữu Cầu, tù nhân lương tâm bất khuất tại Việt Nam, được rất nhiều người kính trọng gọi là “người tù thế kỷ” vừa qua đời ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, hưởng thọ 76 tuổi.
Con trai của ông cho hay ông mất ngày 19 Tháng Mười Hai. Ông sinh năm 1947, thọ 76 tuổi. Một số Facebooker loan truyền theo tin ông qua đời kèm theo cáo phó của gia đình cho biết ông sẽ được hỏa táng vào ngày 22 Tháng Mười Hai.
Ông Nguyễn Hữu Cầu chụp hình với quân phục đại úy hồi Tháng Tư, 2014, sau khi ra tù lần thứ hai. (Hình: wikipedia.org/Vietnamsaigon75)
Ông Nguyễn Hữu Cầu, quê quán ở tỉnh Kiên Giang, là đại úy quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), xuất thân Khóa 6/68 trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức theo lệnh tổng động viên sau khi Cộng quân mở chiến dịch tấn công Tết Mậu Thân. Ông phục vụ tại tiểu khu Quảng Nam rồi bị quân Cộng Sản bắt khi Quân Khu I thất thủ đầu Tháng Tư, 1975.
Ông đã bị CSVN bỏ tù hai lần, tổng cộng 37 năm. Lần đầu là hơn năm năm “tù cải tạo” khi VNCH sụp đổ. Đến năm 1981, ông gửi đơn tố cáo đích danh Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nguyễn Thế Đồng và phó chủ tịch tỉnh Kiên Giang tham nhũng và hãm hiếp một số phụ nữ vượt biên tìm tự do nhưng bị bắt trở lại. Trong số các nạn nhân của hai tên này có cả trẻ vị thành niên.
Đơn tố cáo của ông gửi đi nhiều nơi, gồm cả nhà cầm quyền trung ương tại Hà Nội và tờ báo Nhân Dân. Thay vì được cứu xét để điều tra theo lời kêu cứu của các nạn nhân thì lá đơn lại gửi ngược lại cho chính những kẻ bị ông tố cáo. Ông Cầu đã bị bắt với sự vu cáo “chống phá nhà nước CHXHCN” rồi kết án tử hình năm 1983, dựa vào một vài bài thơ và ca khúc do ông sáng tác.
Ông cương quyết không nhận tội và cùng thân nhân liên tiếp làm đơn kháng cáo nên bản án giảm xuống còn tù chung thân khi xử phúc thẩm năm 1985. Ông bị biệt giam tại khu giam tù chính trị ở trại tù Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai.
Theo lời ông kể lại, suốt thời gian ở tù, ông đã viết hơn 500 lá đơn kêu oan nhưng không thấy kết quả gì. Các tổ chức nhân quyền quốc tế, các chính phủ Tây phương, Văn Bút Quốc Tế, đã rất nhiều kêu gọi Hà Nội trả tự do cho ông khi được con ông báo động về sức khỏe càng ngày càng sa sút trầm trọng.
Năm 2013, cháu gái của ông 14 tuổi được cha cháu dẫn đi thăm ông nội. Quá xúc động, cháu gửi đơn kêu cứu đi khắp nơi, kể cả các tổ chức quốc tế, nói cháu xin đi tù thế chỗ cho ông nội. Cháu kể rằng chỉ gặp và nghe ông kể chuyện trong vòng 30 phút thì được biết, sau hơn 20 năm ở tù trong điều kiện biệt giam tệ hại và không được săn sóc sức khỏe, ông đã “mù mắt trái, mắt phải chỉ còn thấy mờ mờ, suy tim nặng, máu không lên não được, hay bị xỉu, răng rụng hết chỉ còn một chiếc, đau dạ dày kinh niên và tóc bị nấm.”
Cai tù nhiều lần đề nghị ông làm đơn xin giảm án nhưng ông đã không chấp nhận mà chỉ làm đơn kêu oan vì không phạm tội gì như bị vu cáo. Ở trong tù, ông làm thơ và sáng tác một số ca khúc chỉ trích chế độ bất công, độc ác nên nhiều lần bị cùm chân.Cáo phó ông Nguyễn Hữu Cầu. (Hình: Facebook Khanh Nguyễn)
Trước áp lực mạnh của quốc tế và cũng thấy ông chẳng còn sống được bao lâu nên đã thả ông về ngày 21 Tháng Ba, 2014. Cai tù đưa ông tờ giấy “đặc xá” yêu cầu ông ký vào đó nhưng ông đã từ chối, đòi bỏ từ “đặc xá” vì ông không phạm tội gì cả. Hơn 37 năm tù với muôn vàn nỗi khổ nhục và đau đớn thể xác vẫn không bẻ gãy được tính cương trực, bất khuất của Nguyễn Hữu Cầu.
Các bạn tù được thả ra trước ông đều ca ngợi Nguyễn Hữu Cầu như một biểu tượng đáng kính trọng trong nghịch cảnh. Ông thực hiện đúng biểu tượng của Trường Bộ Binh Thủ Đức đã tuyên thệ khi tốt nghiệp mãn khóa huấn luyện: Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm.
“Từ biệt ông Nguyễn Hữu Cầu, một công dân dám sống với cuộc đời công chính và lẽ phải,”
Facebooker Khanh Nguyễn, tức nhạc sĩ Tuấn Khanh, viết trên mạng. (TN) [qd]
https://hangoc2020.blogspot.com/2022/12/cao-pho-nguoi-tu-ky-nguyen-huu-cau-qua.html
***
Cao niên cẩn lưu ý? … BS Phạm Gia Cổn, võ sư sáng lập Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc, qua đời
BS Phạm Gia Cổn, võ sư sáng lập Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc, qua đời
December 1, 2022
FOUNTAIN VALLEY, California (NV) – Bác Sĩ Phạm Gia Cổn, võ sư sáng lập Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc, vừa qua đời vào lúc 10 giờ 15 phút sáng Thứ Tư, 30 Tháng Mười Một, tại bệnh viện MemorialCare Orange Coast Medical Center, Fountain Valley, hưởng thọ 79 tuổi.
Bà Nguyễn Thị Kiều Hạnh, hiền thê của bác sĩ, cho nhật báo Người Việt biết như sau: “Hôm 20 Tháng Mười Một, vừa đi làm về, thấy anh ngồi ở bàn ăn và nói vừa bị té ở ngoài vườn. Sau khi mua phở về cho anh ăn, anh nói muốn lên lầu nghỉ, nhưng đứng lên không được. Thế là tôi chở anh vào bệnh viện. Các bác sĩ sau đó chăm sóc tận tình, nhưng cuối cùng anh không qua khỏi.”
Võ sư Hapkido Phạm Gia Cổn. (Hình: Tài liệu)
Tuy là một bác sĩ, ông Cổn lại là “con nhà nòi” về võ thuật và có đóng góp rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Tại Little Saigon, năm 2006, nhận thấy nhu cầu gìn giữ sức khỏe của giới cao niên trong cộng đồng, và với vốn liếng về võ của mình, Bác Sĩ Phạm Gia Cổn đã phối hợp y khoa và võ thuật, sáng lập ra môn phái Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc.“Đây là môn khí công giản dị, là sự phối hợp của môn võ nhạc, với bốn thế chính là ‘bấm, vòng, vươn, buông.’ Môn thể dục này chú ý vào hô hấp, cử động và tâm ý. Dựa trên quan niệm ‘Thanh Tâm, Quả Dục, Tinh Nghiên, Chuyên Luyện,’ tức là các môn sinh khi tập thì tinh thần phải thật trong sáng, có nghiên cứu kỹ lưỡng, thực hành chăm chỉ, kiên nhẫn, tâm không quá mong muốn có kết quả nhanh,” Bác Sĩ Phạm Gia Cổn trình bày tóm tắt về Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc, nhân kỷ niệm 13 năm thành lập nhóm Khí Công Hoàng Hạc.
Ông giải thích thêm: “Tuổi cao niên thường hay gọi là ‘tuổi hạc.’ Môn khí công này vừa ‘nhẹ nhàng, vừa khoan thai, hơi thở tự nhiên’ rất thích hợp với người tuổi hạc (cao tuổi). Cho nên tôi đặt tên là Hoàng Hạc.”
Bác Sĩ Phạm Gia Cổn (giữa) giảng dạy môn Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Sau 16 năm thành lập, có hàng ngàn người tham gia các nhóm Khí Công Hoàng Hạc tại nhiều nơi ở Hoa Kỳ và trên thế giới.
Theo Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y, võ sư Phạm Gia Cổn sinh năm 1943 trong một gia đình nề nếp Nho học. Cuối thập niên 1950, ông bắt đầu bước vào thế giới võ thuật với bộ môn Nhu Đạo (Judo) do cố võ sư Hồ Cẩm Ngạc hướng dẫn. Giữa thập niên 1960, ông theo học võ Tây Sơn Nhạn của võ sư Khưu Văn Ngộ, và đồng thời học thêm nhiều bộ môn trong đó có cả võ cổ truyền Việt Nam. Sau đó, ông thụ giáo môn Thiếu Lâm Thất Sơn do chính võ sư chưởng môn Lê Đình Trưởng trực tiếp huấn luyện. Ông còn theo học Taekwondo Đại Hàn với võ sư Lee Jung Nam (từng là chủ tịch Moo Do Taekwondo Tân Tây Lan) cùng võ sư Nguyễn Văn Hoàng chỉ dạy thêm cho ông về quyền pháp và kỹ thuật chiến đấu.
Năm 1971, Bác Sĩ Phạm Gia Cổn tốt nghiệp y khoa tại Sài Gòn, và là bác sĩ quân y thuộc binh chủng Nhảy Dù.
Sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, ông định cư tại Hoa Kỳ, một năm sau, ông quyết tâm lấy được bằng y khoa tại đất nước này. Ngoài thời gian bận bịu với việc học, ông vẫn truyền dạy Hapkido và võ cổ truyền Việt Nam trong cộng đồng Việt Nam tại Chicago và Florida như một đóng góp trong công cuộc lành mạnh hoá giới trẻ trong cộng đồng xuyên qua võ đạo.
“Nghệ sĩ” Phạm Gia Cổn với cây kèn saxophone. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)Ông từng là giáo sư giảng dạy 28 năm tại đại học UCLA, chuyên ngành gây mê và trị đau nhức. Ông đồng thời cũng từng là chủ tịch Hội Y Sĩ Việt Nam, Nam California. Mặc dù nghỉ hưu từ năm 2010, nhưng thay vì dành thời để mở phòng mạch như nhiều bác sĩ khác, ông lại dành thời gian vào việc phát triển và nuôi dưỡng môn Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc. Ông trực tiếp chỉ dẫn miễn phí cho mọi đồng hương, với mục đích “giữ gìn sức khỏe, thoải mái về tinh thần, làm chậm tiến trình lão hóa.”
Bác Sĩ Cổn cũng nói rõ: “Môn khí công này không chữa bệnh mà chỉ giúp cho bệnh ở tình trạng ổn định mà thôi.”
Ngoài y khoa, võ thuật, Bác Sĩ Cổn cũng là một tay kèn saxophone có tiếng trong giới âm nhạc vùng Little Saigon và là người sáng lập ban nhạc The Star Band, có trình diễn tại một số sinh hoạt cộng đồng. (Đ.D.)
***
KÍNH MỜI XEM SLIDES HÌNH ẢNH NHÀ CỦA ÔNG GIÀ NOEL Ở PHẦN LAN
TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH CHUYỆN KỂ SAU BỨC MÀN NHUNG DO NỮ SĨ MỘNG LAN THỰC HIỆN
KỲ NÀY ĐẶC BIỆT MÙAGIÁNG SINH NHÓM HÀ NGỌC MỸ HÂN KÍNH MỜI CHIA SẺ:
@myhanchannel Chương trình Tình Ca Muôn Thuở số 69 (Part 1) do Mộng Lan thực hiện mùa Giáng Sinh
Tiếng hát HƯƠNG LAN – GIAO LINH thật nhiều cảm xúc…
https://youtu.be/vrEMxkuocPs
***
@myhanchannel Chương trình Tình Ca Muôn Thuở số 69 (Part 2) do Mộng Lan thực hiện mùa Giáng Sinh
ELVIS PHƯƠNG ru hồn…
https://youtu.be/pY1evg3p9T0
***
Chuyện Kể Sau Bức Màn Nhung số 4 (Part 1) với cuộc nói chuyện của Mộng Lan dành cho Ca Nhạc Sĩ Ngô Tín (September 16, 2021)…
***
Chuyện Kể Sau Bức Màn Nhung số 4 (Part 2) với cuộc nói chuyện của Mộng Lan dành cho Ca Nhạc Sĩ Ngô Tín
https://youtu.be/Eq_2B7lDB2Y
***
CHƯƠNG TRÌNH TÌNH CA MUÔN THUỞ & NHẠC TÌNH THẾ GIỚI DO MỘNG LAN THỰC HIỆN
@myhanchannel Chương trình Tình Ca Muôn Thuở số 68 (Part 1) do Mộng Lan thực hiện (December 2022)…
https://youtu.be/n5lTJ-qBklo
@myhanchannel Chương trình Nhạc Tình Thế Giới số 129 (Part 1) do Mộng Lan thực hiện December 10 2022
https://youtu.be/mpOlT6ruKcs
https://youtu.be/cAoEMdJpRN8
*@MYHANCHANNEL
Follow for Youtube Music @myhanchannel
https://www.youtube.com/@myhanchannel
https://www.facebook.com/1sachile
***
TRANG ĐẶC BIỆT SINH HOẠT SÁNG TÁC CỦA VĂN THƠ LẠC VIỆTMỜI CẢ NHÀ XEM VIDEO CHÚC TẾT CỦA VTLV, ĐẶC BIỆT NGHE NÀNG THƠ XỨ HUẾ NGÂM THƠ HUẾ TUYỆT VỜI 😍
https://youtu.be/IzW79ZB2o9c
***
***
Giới Thiệu Sinh Hoạt Mừng Giáng Sinh Tại Miền Bắc Cali.
Ông Già Noel Người Việt Mừng Lễ Giáng Sinh Với Đủ Mọi Sắc Dân, Người Không Nhà! (Homeless!)
Sáng Thứ Sáu hôm qua, ngày 16 tháng 12 năm 2022. Trong bữa cơm phục vụ khách không nhà, 2 ngày trong tuần của Nhóm Mõ Nhân Ái, đều đặn trong nhiều năm qua, mưa cũng như nắng.
Thình lình Ông Già Noel xuất hiện! Ông vẫy tay chào mọi người, tay xoa cái hụng to, hô to: “Hô! Hô! Hô! Chúc Mừng Giáng Sinh, Merry Christmas!” Mọi người hân hoan, vỗ tay chào đón Ông!
Có Ông Già Noel xuất hiện, là có không khí Giáng Sinh tràn ngập! Ông đi vòng quanh chào hỏi từng mảnh đời khốn khổ, mùa lễ mà không có nơi trú ngụ, không một người thân quanh mình.
Bất ngờ Ông gặp một thanh niên Việt Nam hỏi: “ Con có mơ ước gì trong Mùa Giáng Sinh?“ Cậu thanh niên trả lời thật cảm động: “Con mong Ba Má con, nhận con trở lại với mái gia đình! Vì con phá phách, hút sách, nên ba má con đã từ con! Mấy ngày qua, con nghe trên Sanfrancisco, trời lạnh, cả trăm người Homeless chết! Con cũng sợ, con phải chết…ngoài đường!”
Đóng vai Ông Già Noel 29 năm dài, đây là một cộng việc rất thích thú của Anh Hải, Trưởng Nhóm Mõ Nhân Ái. Hình ảnh Ông Già Noel, là một món quà tinh thần rất lớn, mang lại niềm an ủi tinh thần vô biên với những mảnh đời khốn khổ, cô đơn trong ngày Lễ cuối năm.
29 năm đóng vai Ông Già Noel, từ khi mái tóc còn đen, phải đội tóc trắng giả, giờ thì anh không phải đội nữa! Vì đã thành tóc trắng thật!
Một sinh hoạt vui tươi ấm ám mừng Lễ Giáng Sinh 2022 diễn ra, đầu tiên với trò rút thăm, ai là người may mắn nhận quà. 20 món quà, gồm cả quà và tiền mặt trao đi chớp nhoáng, người may mắn trúng số la lên mừng rỡ!
Trước xin mọi người xếp hàng lãnh thực phẩm khô, vật dụng, Ông còn đi đến từng người, trao từng bao Lì Xì đỏ, chúc mọi người nhiều điều may mắn, thoát khỏi kiếp khổ không nhà.
Buổi sinh hoạt nhiều ý nghĩa, ai cũng ra về với một bao thực phẩm lớn, kẻm theo nụ cười, món quà quý báu của Ông Già Noel! Chúc Mừng Giáng Sinh! Merry Christmas!
***
Lời Mời Tham Dự Chiều Nhạc Chủ Đề “Xuân Đã Về!” Do Văn Thơ Lạc Việt Tổ Chức.
Nhằm Giới Thiệu Giai Phẩm Xuân Quý Mão của VTLV, Như Thay Lời Chúc Mừng Tết Nguyên Đán 2023!
Lúc 2 giờ 30 chiều Chủ nhật, ngày 15 tháng 1 năm 2023.
Tại Quán cà phê Lover, số 1855 Aborn Rd, San Jose, Ca 95121.
*Chương trình ca nhạc đặc sắc, do các Nghệ Sĩ, Ca Sĩ của VTLV thực hiện, nhằm mang đến Một Mùa Xuân Mới An Vui, Thịnh Vượng, Hạnh Phúc và Thành Công.
*Vào cửa, cũng như nước giải khát, hoàn hoàn miễn phí!
VTLV Trân trọng kính mời.
LVH
***
HÌNH ẢNH “Tiệc Mừng Giáng Sinh “. ( cũng thêm là sinh nhật quý 4 của thành viên VTLV , nhân tiện mừng Anniversary 27 năm của vợ chồng anh hội trưởng Lê Văn Hải ) .
***
MỜI ĐỌC NHIỀU SÁNG TÁC VÀ VĂN THƠ TUYỆT VỜI
LAC VIET
KÍNH MỜI QUÝ VỊ VÀ QUÝ THÀNH VIÊN CÙNG THÂN HỮU VTLV VÀO ĐỌC NHIỀU SÁNG TÁC VĂN CHƯƠNG, THƠ CA, BÀI VIẾT, SƯU TẦM RẤT ĐẶC SẮC CỦA VTLV:
**CA KHÚC “Em Và Nỗi Nhớ Không Nguôi” – Thơ HỒNG THỦY, Nhạc NGUYỄN ÁNH 9 – Ca Sĩ Hiếu Thuận
https://vantholacviet.com/ca-khuc-em-va-noi-nho-khong-nguoi-tho-hong-thuy-nhac-nguyen-anh-9-ca-si-hieu-thuan/
**CA KHÚC: ĐÊM MƯA – Thơ PhamPhanLang – Nhạc Mộc Thiêng – Ca sĩ Thụy Long
https://vantholacviet.com/ca-khuc-dem-mua-tho-phamphanlang-nhac-moc-thieng-ca-si-thuy-long/
**ĐỌC VĂN NGÀY CŨ: GÁNH HÀNG HOA – Khái Hưng – Nhất Linh & Bài Viết Về Thạch Lam.
https://vantholacviet.com/doc-van-ngay-cu-ganh-hang-hoa-khai-hung-nhat-linh-bai-viet-ve-thach-lam/
**GIỌNG KINH GIÀ LAM – CAO MỴ NHÂN
https://vantholacviet.com/giong-kinh-gia-lam-cao-my-nhan/
**TẢN MẠN: Nhìn Xuống Và Ngẩng Cao Lên Với Đời – SƯƠNG LAM
https://vantholacviet.com/rtarn-man-nhin-xuong-va-ngang-cao-len-voi-doi-suong-lam/
***
**SÁNG TÁC TỪ DIỄN ĐÀN BẠN: VĂN BÚT VIỆT NAM HẢI NGOẠI HOA KỲ
https://vantholacviet.com/sang-tac-tu-dien-dan-ban-van-but-viet-nam-hai-ngoai-hoa-ky/
**CHIA SẺ: Diễn Đàn Tối Thứ Ba Radio – ƯỚC MƠ VIỆT
https://vantholacviet.com/chia-se-dien-dan-toi-thu-ba-radio-uoc-mo-viet/
**CA KHÚC: CÁNH HOA YÊU – Nhạc Hoàng Trọng, Lời Vĩnh Phúc – Tiếng Hát NGỌC HUYỀN Mtl
https://vantholacviet.com/ca-khuc-canh-hoa-yeu-tieng-hat-ngoc-huyen-mtl/
**GIÁNG SINH SẮP VỀ – KIỀU MỸ DUYÊN
https://vantholacviet.com/giang-sinh-sap-ve-kieu-my-duyen/
**CHÙM VĂN THƠ… BẤT TẬN – CAO MỴ NHÂN
https://vantholacviet.com/chum-van-tho-bat-tan-cao-my-nhan/
**Người Ca Sĩ Giữa Hai Chế Độ – Giao Chỉ – Viết Về Hồi Ký Thanh Lan
https://vantholacviet.com/nguoi-ca-si-giua-hai-che-do-giao-chi-viet-ve-hoi-ky-thanh-lan/
**CA KHÚC: TẠ ƠN CANADA XỨ LẠNH TÌNH NỒNG | Thơ: Sa Chi Lệ | Nhạc: Nguyễn Văn Thơ, ca sĩ GIÁNG HƯƠNG
https://vantholacviet.com/ca-khuc-ta-on-canada-xu-lanh-tinh-nong-tho-sa-chi-le-nhac-nguyen-van-tho-ca-si-giang-huong/
**TIỆC CHAY GÂY QUỸ XÂY CHÁNH ĐIỆN CỦA CHÙA HƯƠNG SEN Ở PERRIS – KIỀU MỸ DUYÊN
https://vantholacviet.com/tiec-chay-gay-quy-xay-chanh-dien-cua-chua-huong-sen-o-perris-kieu-my-duyen/
**Bất Tuân Dân Sự 1 – GS/TS MAI THANH TRUYẾT
https://vantholacviet.com/bat-tuan-dan-su-1-gs-ts-mai-thanh-truyet/
**CA KHÚC: NGẮM ÁNH TRĂNG THANH, SÁNG TÁC: THIÊN PHƯƠNG, Ca Sĩ: ĐÔNG NGUYỄN
https://vantholacviet.com/ca-khuc-ngam-anh-trang-thanh-sang-tac-thien-phuong-ca-si-dong-nguyen/
Xin cám ơn Nv Thái Lan đã chia sẻ những bài viết thú vị về Giáng Sinh.
https://vantholacviet.com/tong-hop-bai-viet-ve-giang-sinh-thailan/
BBT – VTLV
On Fri, Dec 23, 2022 at 10:17 AM Thu Y Trinh
Thưa chị, bài đã post hôm này và cũng đăng báo giấy phat hanh tại dia phuong Cali. Nếu cư ngụ trong vùng OC, chị có thể ghé tòa sọan hoac nha sach Tu Luc lấy báo. Thành thật cảm tạ. – tyt
https://vietbao.com/a314441/em-bup-be-giang-sinh
Em búp bê Giáng Sinh – Truyện / Ký – Việt Báo Văn Học Nghệ Thuật (vietbao.com)
(TRUYỆN DỊCH CỦA NHÀ VĂN THAI LAN ĐƯỢC ĐĂNG TRANG TRUYỆN NGẮN)
Xin cám ơn và kính chúc vui tất cả,
BBT VTLV
***TRANG NHẠC
–
Thánh ca Mừng Chúa Giáng Sinh – Phạm Đức Huyến
Kính quý Đức Tổng, quý Đức Cha, quý Cha, quý Tu sĩ Nam Nữ và những người con yêu của Chúa và Mẹ Maria
Xin cùng con dâng lên Chúa Hài Đồng:
* Hai bài hát mới thâu băng xong:
1.Ru Hài Nhi Thánh | Ca sĩ Hồng Ân.
https://www.youtube.com/watch?v=EmQPcSyY61A
2.Giáng Sinh Tình Yêu | Ca sĩ Thanh Hoài.
https://www.youtube.com/watch?v=e7lPsjWvRdw
* Hai DVD:
1.DVD Liên Ca Khúc TÌNH YÊU GIÁNG TRẦN
Phạm Đức Huyến gồm 8 nhạc phẩm.
https://www.youtube.com/watch?v=xSoOwj-OcwE
2.DVD Liên Ca Khúc CA MỪNG GIÁNG SINH
Phạm Đức Huyến gồm 8 nhạc phẩm.
https://www.youtube.com/watch?v=gFVaVSGDOuE
Quí mến
Phạm Đức Huyến
www.phamduchuyen.net
Follow on Facebook @gsnsphamduchuyen
Follow for Youtube Music @gsnsphamduchuyen
***
*NHAC ALPHA LINH
Alpha Linh Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới Tới Qiúy Vị…
Alpha Linh <alphalinhthanhca@gmail.com>
Kính Chào Qúy Vị.
Kính Biếu Qúy Vị Bài Ca: Mừng Vui Lên