GIỚI THIỆU SỐ ĐẶC BIỆT QUỐC HẬN 45 NĂM

*GIỚI THIỆU SỐ ĐẶC BIỆT QUỐC HẬN 45 NĂM
1975 – 2020
*NHỮNG BÀI VIẾT NỔI BẬT HÔM NAY:
1-ẢNH ẤN TƯỢNG
2-LẦN ĐẦU TIÊN KỂ VỀ SỰ “SỐNG SÓT” KỲ DIỆU CỦA TẬP THƠ THC CA 30-4-1975, SAU 45 NĂM
3-NHẠC THC 30-4QH
4-THƠ TRÍCH TỪ TẬP THC 30-4
5-NHẠC HAY VỀ NGÀY QUỐC HẬN 45 NĂM.
6-NHỮNG BÀI VIẾT NỔI BẬT
7-THƠ QUỐC HẬN 45 NĂM                                      ***
*ẢNH ẨN TƯỢNG NGÀY QUỐC HẬN
*SA CHI LỆ GIỚI THIỆU SỐ ĐẶC BIỆT QUỐC HẬN 45 NĂM

LẦN ĐẦU TIÊN KỂ VỀ SỰ “SỐNG SÓT” KỲ DIỆU CỦA TẬP THƠ THC CA 30-4-1975, SAU 45 NĂM.
*HÀ NGỌC

-Kính quý vị, tập THC 30-4, thai nghén, phóng bút lúc 3 giờ sáng ngày 02-5-1975 và tạm hoàn thành bản thảo cùng băng thơ vào cuối đông 1983 tại trại tị nạn Sikiew, Thái Lan.Thời cuộc thăng trầm, đến hôm nay, người viết mới kể về sự “ sống sót” kỳ diệu của tập thơ TRƯỜNG HẬN CA 30-4. Nếu không có sự huyền bí tâm linh xuất hiện, có lẽ người viết đã bị bắt là xong phim!
*Những chi tiết này, có trong hồi ký: MỘT ĐỜI CÚI MẶT chưa in, chỉ xin kể ngắn gọn:
*HÀNH TRÌNH GIAN NAN CỦA TÁC PHẨM THC 30-4

1-Viết THC30-4 ngay cả trong trại cải tạo
2-Tìm đường vào chiến khu & bị theo dõi
3-1979: Tổ chức vượt biển, bị tù 2 năm
4-1982, vượt biển thất bại, 3 lần gặp may.
5- 1983, chuyến vượt biển hãi hùng…
***
*TRÌNH DIỆN & CẢI TẠO từ tháng 5-1975…
-Sáu tháng “cải tạo” tại Lò Gạch Ông Tôm thuộc Ấp Trường Đua, xã Trường Hòa, quận Phú Khương tỉnh Tây Ninh.
-Tìm liên lạc với nhóm sinh viên Cao Đài phục Quốc, bị theo dõi, người viết kịp thời xuống Rạch Giá gặp lại vợ con. Bà xã đang dạy tại trường Trung Học NGUYỄN TRUNG TRỰC thị xã Rạch Giá. Cư ngụ tại cư xá giáo viên trong khuôn viên trường, cách bãi biển khoảng 300m.
*Không thể ở lâu, đành qua Chợ Vàm, huyện Phú Tân, xã Phú Lâm, An Giang, làm vườn & ruộng của ông nội để lại cho con cháu…
-Luôn tìm người hợp tác tạo phương tiện ra đi. Quen anh VCN cũng muốn vượt biên…chúng tôi chuẩn bị chiếc ghe tam bảng 8.5m, gắn máy 1 lock thêm đuôi tôm. Cuối cùng, nửa đêm khởi hành, đi theo, 2 người bà con của anh VCN.
Lộ trình: Chạy đến chợ Long Xuyên, mua thêm đồ dùng, rước thêm vài người quen…rồi theo đường sông xuống Rạch Giá ra khơi. Bắt đầu rời bến tàu, CA & mật báo viên nhảy lên ghe chỉa súng, đưa chúng tôi đến đồn CA, TX/LX.
-Sau đó, CA chuyển chúng tôi đến trại Tạm Giam Cái Sao, với bản án 3 năm tù:
TỘI TỔ CHỨC VƯỢT BIÊN CÙNG ĐỒNG BỌN TRỐN RA NƯỚC NGOÀI.
– Hằng ngày, lao động khổ sai tại KINH ÔNG CÒ…tuy nhiên, ở tù hai năm, tôi được tạm tha. Trở lại RG, nhờ người quen của bà xã giúp làm rẩy, ở Cầu Số 3, đường lên Hà Tiên…Nơi đây, ra biển rất gần, dân cư ngụ thưa…không lâu, người viết quen Hiếu ngư dân đánh cá, kinh nghiệm đi biển hơn 10 năm…

25-10-1981

-Lại gầy sòng tiếp…lần nầy, chiếc ghe đánh cá nhỏ 9m…đi 15 người.
. Khởi hành khoảng 11 giờ đêm, ghe chạy gần bờ, đến XẺO RÔ, gần giáp tỉnh Minh Hải, bị mắc bùn lầy. Loay xoay mãi, vẫn không thoát khỏi đầm lầy, chúng tôi bị du kích phát hiện. Nhanh trí, tôi nhét gói bọc những tác phẩm mang theo xuống bùn bên gốc tràm…Trong đầu nghĩ, bị bắt thì công trình tim óc bao năm của tôi tan tành mây khói…
Anh PNH đại diện lội bùn đi gặp tên du kích nói chuyện…Một lúc anh trở lại, bảo gom góp tiền, vàng đưa cho chúng. Nhưng chúng không cho đi bắt trở lại…Hú hồn, nhưng về RG cũng chua lắm…đành liều mạng…cùng lắm ở tù lần nữa. Tôi không quên tìm lại bịt nylon gói các tác phẩm…dính đầy bùn sình…
*Trở về, ghe không đèn, khi thấy ánh sáng thị xã trước mắt, bất ngờ, ghe suýt đâm vào một chiếc khác đang giăng lưới…làm mọi người muốn rớt tim ra ngoài. Tài công Hiếu nói, chúng ta quá may mắn, nếu đụng vào lưới cá của người ta, chắc chắn là gặp rắc rối lớn…
Tim vừa bớt đập mạnh, Hiếu hỏi mình ghé đâu để lên bờ?…xui gặp CA là toi…hết cách, tấp ghe vào Cầu Đúc RG. Nguy cơ trùng trùng, coi như xong…
Trên nghe, chỉ mình tôi, hồi hộp nhất chẳng khác nào đang đóng phim đi dây tử thần. Lúc sắp tới bờ ghềnh cầu, trời bỗng đổ mưa khá to vào tháng 11, mùa gió bất lạnh…người viết mừng muốn khóc…Trời Cứu Sa Vệ Rồi!…
Mạnh ai nấy về nhà. Tôi cầm giỏ đựng đồ “nguy hiểm” đi trong mưa, trên đường về trường NGUYỄN TRUNG TRỰC, không một bóng người. Vừa đi vừa cầu nguyện ơn trên. Nhỡ tôi bị xét hỏi, không tránh khỏi bản án tử hình hoặc chung thân qua tập TRƯỜNG HẬN CA 30-4…

*8 năm bôn ba, nhục nhằn, tù tội, quyết tâm và liều mạng mới bước xuống được chiếc thuyền định mệnh, bắt đầu chuyến vượt biển hãi hùng vào lúc 12g đêm 24-4-1983. Chúng tôi, 24 người đầy ắp chiếc ghe tam bản không mui, 8m50 .Xuất phát từ cửa VÀM RĂNG , Sóc Xoài thuộc Hòn Đất Rạch Giá .Không la bàn,không bản đồ, anh tài công nghiệp dư,cho chạy 2 máy cùng một lúc : 1 máy xăng BS9 ,1 máy dầu Nhật cổ lổ sỉ ,nên ghe phóng khá nhanh .Chạy trốn quỉ dữ,chừng hơn 30 km còn trong vòng kềm tỏa ,bất ngờ anh tài công la lên:
-Chết tới nơi! “ Típ-tam-bua” trục trặc, phá nước! Nước vào khoan nhiều lắm rồi! Tát mau! Nghe thế ,thoáng trong đầu, tôi nghĩ ngay đến cái chết thật âm thầm vô vị bởi chưa tới đâu vào đâu mà ghe đã hỏng. Tuy nhiên,tôi bình tỉnh nói nhanh:
-Yêu cầu bà con giữ vị trí , đừng chộn rộn hoặc bàn tán, để chúng tôi lo.
Ghe ngừng lại . Đàn ông cấp thời tát nước .Tài công Hiếu loay hoay sửa một hồi
không xong, đành nhảy xuống biển,thật vất vả mới làm cho nước bớt vào .Mọi
người vừa hoàn hồn , thì chị Lan bật nhỏm dậy,cuống quít nói không thành tiếng: – Trời! Trời! Nước vô ngay dưới chân tui nữa nè!
Một người khác cũng hốt hoảng:- Ấy chết! Bên này nữa, ướt đồ tôi hết rồi!
Mọi người đều rụng rời tay chân. Do ghe quá khẳm. Nếu ngưng tát nước 3 phút là nó chìm ngay .Anh TNH lách người đến xem. Những chỗ nước vào, là đường chai trét không kỹ, nên lấy giẻ rách nhét tạm thời .
99 phần trăm bỏ mạng,nhưng không ai hé răng đòi quay về .Vì trước
khi khởi hành, tôi và anh PNH đã giao kết:-BẰNG MỌI GIÁ,CHẤP NHẬN LAO VÀO CÁI CHẾT KHÔNG THAN VAN… Ghe tiếp tục dong rủi trong tình trạng cầm cự chiến đấu với tử thần. Nét mặt người nào người nấy xanh lè căng thẳng tột độ,không còn chút máu .Hơn nữa,không xa lắm,nhiều chiếc quốc doanh đánh cá đang rọi đèn kéo cào,buông lưới sẵn sàng đuổi theo khi phát hiện ghe, tàu vượt biển. Hầu như mọi người đều cầu nguyện…
Chiều hôm sau, đang lái, Hiếu chỉ tay về phía trước mặt ,mừng rỡ kêu lên:
-Gần tới đảo Thổ Chu rồi bà con ơi! Đến hải phân quốc tế,mình sẽ cầu cứu …
Niềm vui nở hoa trong vực thẳm. Chúng tôi đang xa dần địa ngục đỏ quê hương, nhưng cận kề cái chết trong gang tấc .Tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc dù phải nằm xuống giữa lòng biển tự do …
Cứ mãi mê ngắm bóng dáng núi Thổ Chu yêu kiều, quên phắc sau lưng, đến khi Dũng đang tát nước, đập mạnh vai tôi gọi: Xem kìa! Có 2 chiếc tàu đánh cá theo sau .Tôi chưa kịp nói gì, anh Phạm N H hối hả giục :-Cho chạy hết tốc lực ,tụi nó nhả khói đen rượt mình đó . Hiếu kéo cần ga tối đa …ghe chạy bạt mạng …
Chúng càng lúc càng gần, hai bạn cựu quân nhân sợ quá, móc giấy tờ vứt xuống biển…Tuỳ cơ ứng biến, tôi nghĩ …Đang lúc hồi hộp, tưởng chừng nghẹt thở …anh PNH dặn dò: Nếu bị bắt,chúng ta phải khai thế này … thế này …Nỗi tuyệt vọng hiện rõ trên đôi mắt mọi người và dường như sự cầu nguyện linh thiêng…Đột nhiên, mũi tàu chúng đổi hướng, ai cũng thở phào, trút đi gánh nặng nghìn cân nhưng nhiều thắc mắc …tại sao chúng không bắt mình? ..có lẽ …
Thoát nạn, anh em mệt nhoài,chỉ có 3 phụ nử, 4 trẻ con phó thác giấc ngủ chập chờn .Màn đêm phủ xuống lúc nào không hay .Tôi bàn giao ca tát cho 2 người khác xong, định nhắm mắt một chút dưỡng sức,chợt Hiếu báo động:- Không xong rồi! Anh H ơi! Sóng bắt đầu cấp 4, cấp 5, không đèn, đi nữa là tự sát., liều đi khác nào đánh cá với diêm vương. Ghe vô nước, khẳm, bị rượt,”tài công” lái, ban ngày ngó mặt trời, ban đêm nhìn sao trên trời … Vậy phải làm sao ? Tôi hỏi ngay .-Tốt nhất mình nên bỏ neo, nghỉ đêm naỵ, tới đâu hay tới đó, Hiếu đáp -Thật sự, không còn cách nào khác!…
Tử thần đang gõ cửa!…
Ghe đong đưa mạnh,hụp lên hụp xuống theo sóng cuồn cuộn gầm gừ hơn hổ đói .Cảnh tượng hãi hùng này thoáng chốc làm tôi bất lực …Suốt đêm, nghe như có oan hồn gào thét xung quanh, nhiều lần ,tôi bụm mặt không dám nhìn từng đợt sóng lớn nhồi, phủ chụp lấy chiếc ghe tí teo …Anh PNH ngồi bên cạnh, mắt nhắm nghiền ,tay lần hạt chuỗi…Tôi tự an ủi đành phó thác phần số…
Mong thời gian vỗ cánh, còn kim đồng hồ cứ ù lì chỉ 5:AM,phía đông ưng ửng. Tử thần đi vắng, chúng tôi lên đường, chẳng bao lâu sau, vừa qua khỏi Thổ Chu, gặp một chiếc tàu ngoại quốc thật to đang chạy chầm chậm gần đảo. Chúng tôi thấy cờ trên tàu phất phới bay, không rõ cờ nước nào . Đang trong tình trạng thập tử nhất sinh,thấy tàu như gặp đươc cứu tinh.Vài người reo lên:-Tàu vớt tị nạn đó! Mau mau làm hiệu s.o .s ,Vinh lấy áo trắng cột vào một đoạn cây nhỏ, quơ liên tục .Mãi lo cầu cứu, quên tát nước, anh PNH la to:-Trời ơi! Phụ tôi tát mau! Hãy tự cứu mình trước đã! Chuyển hướng đừng đến tàu đó! Ai cũng ngạc nhiên hỏi: Sao vậy? Anh giải thích :-Các bạn nên nhớ rằng, tàu nước tự do không bao giờ dám đến gần Thổ Chu, họ có đường hải hành quốc tế .Chỉ có tàu của các nước cs mới ngang nhiên vào hải phận VN…
Dù tinh thần căng thẳng, tôi bật cười nói :-Có lẽ, tàu Liên sô đấy! Ai muốn đi Moscou giơ tay lên? Trung (CQN) hay tếu, đáp:-Tiếc nhỉ, tôi thích đi “bún-ga-ri” cơ! Anh em cười ồ! Tiếng cười công hiệu tuyệt vời pha lẫn gió biển khơi làm dịu cơn nóng thần kinh của mọi người .9: AM, ghe đến vịnh Thailand. Một chiếc tàu đánh cá Thái, từ xa tiến về phía chúng tôi . Đang chiến đấu sinh tử giữa trùng dương làm chúng tôi không còn lo sợ hải tặc, chuyển mủi ghe nhắm ngay họ, mong được cứu .
Thay vì, gặp tàu Thái phải lánh xa, đằng này, ghe chúng tôi băng băng xấn tới, làm họ hoảng( ?)chuyển hướng phóng mất dạng.Thất vọng. Nhìn quanh, một chiếc khác, thấy chúng tôi xăm xăm đến,họ bỏ chạy. Chúng tôi đuổi theo,giương cờ trắng, nhưng vô hiệu.
10 giờ . Phát hiện một điểm nhỏ tít xa, đoán già non sẽ gặp đảo, nét mặt mọi người rạng rỡ, niềm vui chớm nụ .Bỗng trời chuyển mây cho thuỷ sa phía trước. Mưa rơi mịt mùng, càng lúc càng gần làm hy vọng vụt tắt bởi đại họa sắp níu áo chúng tôi .Làm sao tát kịp khi mưa như trút xuống? Tôi than thầm:-Trời không mưa còn tát muốn khùng, huống hồ …thế nầy! Đường cùng ta ở đây! Tài công Hiếu biến sắc, lắc đầu…
Trời giết mình rồi anh H ơi! Tôi thở dài muốn ứa nước mắt: Tiếc chi thân xác này, chỉ buồn chưa đóng góp gì cho quê hương …Ghe vẫn lao vào sinh tử …Tiếng cầu nguyện thì thầm…khác nào phép lạ, cơn mưa còn cách chúng tôi khoảng 50m , đột nhiên ngưng hẳn. Rồi mưa ào ào phía sau lưng ghe .Kỳ diệu thay! Kỳ diệu thay! Tôi lẩm bẩm một mình, cảm ơn ông bà đã che chở (?)
Chuyện khó tin nhưng có thật!…
12 giờ trưa, giàn khoan dầu hiện rõ . Ôi! Còn sung sướng hạnh phúc nào hơn lúc này ?! Lương thực và dầu sắp cạn, sắp chết đuối ,vớ được phao! Chúng tôi ra hiệu cấp cứu và cho ghe cứ tiến qua vòng phao cấm của giàn khoan . Họ dùng ống dòm quan sát, chúng tôi thản nhiên chạy vào, nhưng họ không phản ứng gì .Một chiếc tàu lớn hiệu Panama neo ngay đó . Họ ra dấu cho chúng tôi cập sát tàu . Nhiều người ngoại quốc hiếu kỳ ra xem,thấy ghe khẳm, có đàn bà,trẻ con, đàn ông thanh niên đang hì hục tát nước .Họ lắc đầu lia lịa, tỏ vẻ thương hại . Đồ ăn,thức uống ,một ít quần áo,họ thảy xuống và nói:-Chờ một chút, sẽ có người đến tiếp nhận các bạn. Quả nhiên, 5 phút sau,một chiếc tàu Phi luật Tân nhỏ đến đón chúng tôi .Thật bồi hồi ,tôi nhìn con “ngựa què” chìm nhanh, cảm ơn ngươi giúp ta đến vùng hồi sinh.
30 -4 -1983 : Kỷ niệm QUỐC HẬN trên giàn khoan PANAMA .
Chúng tôi và bốn nhóm người ghe khác được ở tạm trên giàn khoan. Nghe nói,họ sẽ chuyển tất cả đến “xà lan” gần đó . Hôm nay,không hẹn mà gặp, không mời mà đến, chúng tôi ngồi lại với nhau, thắm tình ruột thịt, để tưởng niệm ngày oan nghiệt của dân tộc VN: Tám năm ,bầy quỉ đỏ bôi đen lịch sử, tắm máu miền nam dấu yêu .Là giây phút thiêng liêng nhất, chúng ta nhai lại bài học phản bội tàn nhẫn của đồng minh. Là vết chém sâu quắp sau lưng quân đội VNCH, luôn nhức nhối, mưng mủ..Khoảng mười CQN ngồi lại với nhau ôn những đau thương mãi ngun ngút trong lòng…
Chỉ một ít bánh ngọt và nước đun sôi mà cảm thấy ấm cúng kỳ lạ .Anh em nhạt nhòa trong quá khứ trở về đầy máu và nước mắt .Tưởng nhớ những chiến hữu anh hùng đã hy sinh vì Tổ Quốc trước và sau ngày Quốc Hận 30 tháng tư 1975…
Lực, trẻ tuổi nhất, phá tan không khí yên lặng:-Tôi đề nghị anh NHDiệm phát biểu cảm tưởng trước tiên vì anh là cựu thiếu tá có cấp bậc cao nhất ở đây .Với khuôn mặt sạm nắng Cao Bằng khắc khổ,anh NHD khoát tay :-Thôi mà! đến giờ phút này gọi tướng với tá gì nữa .Cái ngày tủi nhục đó, đâu có thằng vc nào đưa tay gở lon mình mà chính chúng ta sợ hãi tự vứt nó đi rồi làm cả sấp giấy BẢN THÚ TỘI với kẻ thù thì không có lý do gì chúng ta còn hãnh diện với nó nữa cả .Cùng cảnh ngộ, gông xiềng, tị nạn như nhau …mới thấm thía, một số lãnh đạo chúng ta cũng không hơn gì đồng minh…
Hoàng gật gù ngắt ngang:- Đúng! Chí lý! Buồn thay …Anh hùng khi khấp cũng khoanh tay …khí phách trở thành độc dược cho người ngả ngựa, bẻ kiếm ngang trời,phiêu bạt gió sương xứ người …Hớp một ngụm nước lấy giọng, anh NHD đăng đắng ươm buồn:
-Hôm nay, chúng ta đã thực sự thoát nanh vuốt vc, vừa trải qua chuyến hành trình kinh hoàng, tôi tưởng chừng mình được khai sinh một kiếp khác. Năm tháng bị nhục hình, bạn bè chết thê thảm trong tù, cứ nhoi nhói mãi trong đầu …Tôi không có cơ hội vào chiến khu, đành phải ra đi . RA ĐI KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ HÈN NHÁT, NẾU CHÚNG TA CÒN TRĂN TRỞ,TOAN TÍNH QUANG PHỤC QUÊ HƯƠNG! KHÔNG VÌ BƠ SỮA,VẬT CHẤT CÁM DỖ LÀM L Ư ƠNG TÂM H ÓA Đ Á, QUÊN ĐI ĐIỀU GỬI GẤM THIÊNG LIÊNG CỦA DÂN TỘC. HAY CÒN TỆ HƠN NỮA, NGỒI SALON KHUA BA TẤC LƯỠI PHỤC QUỐC, TỊ HIỀM, KHÍCH BÁC ĐÂM CHÉM NHAU …CHÚNG TA PHẢI THỰC SỰ DẤN THÂN VÀ TRONG SẠCH…
Trung,chưa già mà trán đã nhiều nếp nhăn, tiếp lời:-Con đường phía trước mặt, theo tôi nghĩ rất là chông gai .Làm người dễ biến dạng trước cám dỗ giàu sang…Tôi mong đến nước thứ ba sớm để xem đàn anh của chúng ta đã thực hiện được những gì ?
Lần lượt phát biểu, nhiều cảm tưởng rất đáng ghi nhớ,người nào cũng đầy ắp kỷ niệm đau thương, sẵn sàng lên đường trả thù …Tôi thầm nghĩ:-Hai chữ ĐỒNG TÂM, ĐOÀN KẾT quá quí giá,xưa nay chỉ tô điểm ở cửa miệng…Mấy ai biến nó thành sự thật ???
Lực chợt đứng lên:-Tôi đi nấu thêm nước,tới tiết mục văn nghệ rồi, xin mời các ông ca sỡi lên sân khấu! Nhiều tiếng cười và nói phụ họa, không khí trà đàm bắt đầu vui hẳn lên. Một số phụ nữ và trẻ em nghe nói hát hò cũng xúm lại “mua vé” thưởng thức .Cường tình nguyện làm hoạt náo viên.Vài người phản đối:-Ai cũng phải đóng góp hết cho thêm phần sôi nổi .Hát tưới hột sen, hay kể chuyện tiếu lâm…cho vui thôi mà …
Hoàng đề nghị:-Người nào trả nợ xong có quyền chỉ định người khác…Trung mở màn bằng ca khúc: ViệtNam ViệtNam.Tất cả cùng vỗ tay theo .Gây hào hứng, phấn khởi..Chiến nối tiếp với :Việt Nam quê hương Ngạo nghễ bằng giọng trầm hùng, nghiệp dư, nhưng khích động lòng “chiến sĩ” dễ sợ !Một tràng pháo tay vang lên tán thưởng, yêu cầu:bis,bis…Nhưng anh từ chối . Đến phiên Dũng, cáo lỗi trước: -Em vốn giọng vịt cồ, bài ca không thuộc hết, miễn cười cho ,bài: 20 mươi năm sau … Để thay đổi không khí tôi ngâm một đoạn trong tập :THƠ, NHẠC TRƯỜNG HẬN CA 30/4 . Rồi anh NHD kể chuyện tiếu lâm. Cường thì cười 6 kiểu .Lực châm biếm, móc họng lũ ngu dốt hà nội …
Hoàng kết thúc chương trình đầy ý nghĩa qua ca khúc:Không bao giờ quên anh…
HÀ NGỌC
*Sachilechannel: Nhân ngày tưởng niệm 45 năm QUỐC HẬN, KÍNH MỜI QUÝ VỊ KHẮP BỐN PHƯƠNG CÒN QUAN TÂM ĐẾN VẬN MỆNH DÂN TỘC, XIN MỞ LÒNG NGHE MỘT ĐOẠN Clip TRƯỜNG HẬN CA 30-4, VIẾT TỪ HỎA NGỤC VN, SAU NGÀY TƯỚNG HÈN DƯƠNG VĂN MINH TUYÊN BỐ BUÔNG SÚNG…XIN THẮP NÉN HƯƠNG TƯỞNG NIỆM TẤT CẢ NHỮNG ANH HÙNG CỦA QLVNCH ĐÃ ANH DŨNG HY SINH, TUẨN TIẾT ĐỂ BẢO VÊ MIỀN NAM THÂN YÊU NGÀN ĐỜI…Kính mong quý vị vui lòng bấm đăng ký & Like để nhận video THC30-4 kế tiếp. Chân thành đa tạ. 30-4-2020.
TRƯỜNG HẬN CA 30 4QH

**
THAY LỜI TỰA

Ba mươi tháng tư!
Ngày hòa bình hay ngày tàn dân tộc
Ngày lên thiên đàng hay xuống địa ngục?
Hỡi đồng bào ơi! Hỡi bạn bè ơi!
Cúi mặt mà đi như bóng ma hời!
Cúi mặt mà đi như bóng ma hời!
Dương Văn Minh! Dương Văn Minh!
Tên phản quốc! Bán nước!
Để cầu xin làm tên tù dự khuyết.
Để cầu xin làm tên nô lệ có chứng từ.
Mi có nghe tiếng nghiến răn của gần sáu mươi triệu người
Việt Nam đang nguyền rủa mi trước lịch sử.
Dương Văn Minh! Chính mi đã quỳ xuống van lạy quỉ dữ
tha mạng, xin dâng lên hai mươi triệu dây thòng lọng
thắt cổ người miền nam hiền hòa đáng thương!
Kính đệ trình lên nhân dân các nước yêu tự do trên
thế giới bản cáo trạng tụi nhục viết bằng máu và nước
mắt của gần sáu mươi triệu tù nhân chung thân khổ chi
hiện sống một cách tuyệt vọng trong sự đày đọa, đói khát
và bệnh tật.
Gần sáu mươi triệu tù nhân là bấy nhiêu bộ xương di
động đầy vết tra tấn, dã man sát khí căm phẩn ngất
trời, sẵn sàng vùng dậy băm nát đầu quỉ dữ vì khao
khát khẩn thiết một chút hơi thở tự do.
Những vụ tự sát vô cùng đau đớn bi hùng, trong các
trại tạm giam, cải tạo, cùng những tiếng súng gầm thét khắp
trời nam, bỗng làm bừng dậy niềm tin mãnh liệt trong lòng
những trái tim hấp hối.
Bên rừng có tiếng ai vang gọi?
Hãy chờ tôi nhé anh em ơi!
Tôi còn đánh thức trùng dương dậy
Để sóng gầm làm chuyển đất trời.
Hãy nhìn những dòng những dòng nước mắt sôi bỏng màu thù,
mãi tức tửi tuôn trào của gần sáu mươi triệu người không
còn là người, ánh mắt chói ngời bất khuất là tiếng kêu
thất thanh cấu cứu với những ai có lòng nhân đạo.
Hỡi! Tất cả các dân tộc tự do trên thế giới xin
một lần nhìn về Việt Nam bất hạnh đáng thương, hãy cứu
chúng tôi thoát khỏi cảnh hỏa ngục ghê gớm nhất trần gian.
Dù chúng tôi phải đổi bằng xương máu, bằng hơi thở cuối
cùng. Chúng tôi đã quyết tâm hẹn ngày về Jerusalem vùng đất
hứa muôn đời của dân Do Thái thứ hai

Viết từ hỏa ngục đêm 02/05/1975
***
10/05/1975 TẠI TRẠI CẢI TẠO

Gã tù binh kiêu hãnh.
Mắt chói lòa căm hờn.
Ngốn ngấu tên nô lệ.
Ngu xuẩn ba mươi năm!

Trên miệng người nào nguyền rủa chiến tranh.
Trên miệng người nào kêu ca hòa bình.
Trên đầu người nào đội bom đội đạn.
Trên vai người nào vác gạo đeo cơm.
Lội suối vào bưng nuôi bầy quỉ dữ.
Nguyện cầu một ngày – ba mươi tháng tư.

Quỉ dử tràn ra thị thành.
Nhân danh cách mạng – giải phóng quê hương.
Nhân danh cách mạng – còng trói anh em.
Nhân danh nhà nước – cướp của thu nhà.
Nhân danh nhân dân – độc tài chuyên chế!

Ta cúi xuống
Nghe đất trời tan vỡ
Theo từng nhịp thở
Mộng công hầu lớp lớp đứng xuôi tay
Chí tang bồng đã ngoảnh mặt từ đây!
Cúi mặt xuống thẹn tang bồng hồ thỉ!

Ta chừ có hẹn?
Tình cờ gặp nhau.
Hình như chiêm bao.
Nụ cười méo lệch.
Chào nhau tiếng nghẹn ngào.
**
Giữa công trường nắng cháy
Qua nông trường mưa tuôn
Đôi mắt vương mây luyến
Nhạt nhòa ngậm khói sương

Người tù binh nào ánh mắt không sôi?
Có gông xiềng nào không lưu huyết hận?
Cảnh lưu đầy nào ghi nhớ muôn đời?
Đất Bắc nào chôn một thời ngang dọc?
Hướng về Nam trăm trối Việt Nam ơi!

Một lệnh truyền hãy buông tay súng
Người lính chồm lên – ói máu tươi!
Rồi đồng loạt – đưa tay cho quỉ trói
Đầy vào “thiên đường” – nhồi ác thay tim.

Một lời thôi! Sống cũng như chết.
Sĩ, tướng hằng ngày gánh phân trâu
Bo bo lưng lửng chiều Bắc – Lạng.
Đói sét hai hàng đuổi bắt nhau

Trên đôi mắt người tù xanh xao
Trên đôi mắt người tù mưa mau
Mưa thì mưa không xanh cây lá
Chờ người về bắn rụng hoa rao!
***
Một ngày rủ nước cùng non.
Cuốc từng tủi nhục xem còn ai không?
Ruộng ta loang loáng đường gươm.
Rừng kia còn thức hay quên thở rồi?!

Ru con ngâm quả bồ hòn.
Võng đưa nát mặt anh hùng buông gươm.
Chiều xây thái nghén căm hờn.
Cúi nằm chờ đợi trong hồn ta sôi.
Ngày thều thào bảo một ngày.
Đá nhào giãy giụa lạy trời núi ơi!

Vỗ trán xuân nhăn nhíu
Râu tóc ngạo thời gian.
Mắt thêm sầu tàn bạo.
Nhịp căm hờn ngâm khan.

Tự do ơi! Phải chăng mi là hơi thở.
Thuốc hồi sinh hay điểm tựa cuối cùng.
Như đức tin soi ngàn năm vĩnh cửu.
Mối thù kia! Rữa bằng máu anh hùng.

Chiều nao cúi xuống máu cuồng.
Ngược đường chinh chiến ta buồn hóa điên.
Đào mồ chôn hết hai miền.
Xé cờ giải phóng để tang anh hùng.
***
Bảy năm lính thú bưng biền.
Quỉ cùng ta học trăm lần điêu ngoa.
Nào lao động ngàn dặm xa.
Chí ngùn ngụt bốc khói hòa niềm tin

Anh nhớ gì?.. Ba mươi tháng tư.
…Ba mươi tháng tư…
Ngày hòa bình hay ngày tang dân tộc.
Ngày lên thiên đàng – hay ngày xuống địa ngục!
Hỡi đồng bào ơi! Hỡi bạn bè ơi!!!…
Cúi mặt mà đi!… như bóng ma hời.
Cúi mặt mà đi! như – bóng – ma – hời…

Quán chiều chật mích hồn can.
Gió gào nhạc rỉ đắng hàng mi xanh.
Bờ kinh réo nước chung tình.
Mãi xuôi xin khéo nhớ hình bóng non.

Xuân biếng cười xõn tóc.
Người tù cúi khó nhọc.
Lượm từng hạt cơm thiu.
Nhai, cho đời, đỡ mếu.
Nuốt chừng, khô nước bọt.
Liếm láp niềm cô đơn.
Vỡ tan thành, nheo nhóc.
***
Trên miệng, người nào, mãi nói ăn năn
Trên mặt, người nào, giọt lệ khôn ngăn.
Trên đầu, người nào, thêm khăn sô trắng.
Cho từng đứa, con nằm xuống, ngoại biên.

Đoàn người thành phố về kinh tế mới.
Trăng rưng rưng rớt xuống bên kia rừng.
Người thành phố thở dài đợi lãnh cơm.
Ngày phá đất hoang đêm nghe chắc lưỡi.
Người thành phố nào tức tửi ru con.
Rồi một hôm liều trốn về phố cũ.
Lếch thếch, lang thang, ngủ chợ miếu đình.
Còn đâu những sáng chiều xinh.
Đếm từng hạt gạo hỏi mình là ai!

Bên kia trường học ca vang dậy.
Bắt học trò sùng bái ca nhân.
Bên này ta nghiến răng trèo trẹo.
Bằm nát lá cờ sao vỡ tan
***
Trẻ nghĩ học, bế em, gánh mướn.
Thầy giáo còng lưng – kéo xe cây.
Cô giáo ngồi lề đường bán bắp nướng.
Thương gia trí thức chết – đói –dài –dài.
Quân nhân, công chức cải tạo miệt mài.
Thức ăn, mồ hôi chan – cơm –nước – mắt…

Thằng nhắn gia đình tìm – cách –vượt –biên.
Đứa chửi đời – ở trung tâm an dưỡng.
Nghe tin vợ – thay áo đổi xiêm.
Hãnh diện! nâng khăn sửa túi đứng viên!
Còn nhục nhã nào hơn không nhục nhã…

Trên vai người nào vác nghiêng bao lúa.
Lúa xuống tàu bật khóc nhớ quê hương.
Đôi hàm răng ai cắn môi phún máu.
Đôi bàn tay nào bóp vỡ quả cam.
Triệu bàn tay vung lên dũng mảnh.
Thề một ngày quét sạch lũ hung tàn.

Bao năm rồi người anh em xa xứ.
Bao năm rồi người khăn gói bôn ba.
Qua Pháp, qua Anh, Tàu, Nga rồi Nhật.
Nay trở về cào mả ông cha.
Làm cơ quan công viên và đại lộ.
Từng bước chân đạp lên hồn quá cố.
Từng bước chân sùn sụt máu trong rừng.
Những chiều thu chống kiếm nghẹn ngoài bưng.
Tay chân đá những mùa năm tháng lạ.
Ở ngoài đường có nón cối dép râu.
Vỗ ngực khoe khoang ta làm thay trâu.
Lịch sử trợn trừng nhìn loài ác quỷ.
Nhảy nhót múa may xưng mình là khỉ?
Chỉ biết moi gan uống máu đồng bào.
Thế giới quật mồ để người sống lại!
***
Quán chiều chật mích hồn oan.
Gió gào nhạc rỉ máu hàng mi xanh.
Bờ kinh réo nước chung tình.
Mãi xuân xin khéo nhờ hình bóng non.

Đỉa đeo chân hạc lên trời.
Người ôm thân phận ra khơi một mình.
Ngùi ngùi ngoảnh lại bờ kinh.
Máu trong như biển trắng tinh nước non.
Nằm khoanh dưới đảo héo hon.
Giật mình ngửa mặt hỏi hồn đi đâu?

Một mình cú liệng qua truông.
Làm sao dệt nổi mùa xuân bây giờ.
Lòng cuồng nộ với ngày xưa.
Trông mù con mắt giọt mưa không về.
Thôi rồi trời đã ngủ mê.
Để bầy quỉ dữ xuống đè quê hương!

Kẻ thức gớm ghê thành điên loạn.
Người mê ác mộng gọi liên hồi.
Ta khoanh tay ngó trời thua cuộc.
Mặc sóng dìm thuyền giữa cơn say.
***
*NHẠC HAY VỀ NGÀY QUỐC HẬN 45 NĂM.SG ơi Vĩnh Biệt (Si Phú); Một Chút Qùa cho Quê Hương (Ngọc Lan)

Trại Pendleton: “Sài Gòn Ơi, Vĩnh Biệt!” chào đời

Tôi còn nhớ đã hát thử cho Trung Hành nghe trong căn lều vải, nằm dưới thung lũng buồn của trại. Chỉ vừa có vài câu đầu thôi mà hắn đã khóc như một đứa trẻ, đâu biết rằng tôi mới viết chưa xong được đến một nửa bài. Cho mãi đến sau này, khi xuất trại, thật sự đối diện với cuộc sống lưu vong, đầy gian truân, mồ hôi và nước mắt với bao nhọc nhằn, tủi nhục trong thời gian đầu, cộng với nỗi thương nhớ gia đình. Vào giữa tháng 11, 1975 tôi mới hoàn tất nhạc phẩm “Sài Gòn Ơi, Vĩnh Biệt!”. Khánh Ly thu thanh lần đầu tiên vào mùa Xuân 1976, ông Lê Văn của đài VOA phỏng vấn Khánh Ly và tôi, rồi sau đó phát thanh bài này về VN vào tháng Tư, 1976 nhân dịp kỷ niệm 1 năm ngày Sài Gòn sụp đổ!

Khánh Ly -Nam Lộc 1976,
ngày thu thanh Sài Gòn Ơi, Vĩnh Biệt

Vào tháng Tư, 1978 đài truyền hình KSCI-Channel 18 tại Los Angeles đã dành cho hội Nghệ Sĩ VN và cộng đồng Người Việt California một chương trình kỷ niệm 3 năm ngày xa xứ, có tên là Giao Chỉ, do hai tài tử Lê Quỳnh và Kiều Chinh giới thiệu, Khánh Ly đã trình bầy ca khúc “Sài Gòn Ơi, Vĩnh Biệt!” của tôi lần đầu tiên trên hệ thống truyền hình. Mời quý vị cùng nghe và xem lại sau đây, cùng âm thanh và hình ảnh, tuy rất thô sơ nhưng đầy kỷ niệm của 42 năm về trước:
https://youtu.be/3nfFo-T1Abo
Nhạc phẩm này cũng hân hạnh được nhiều ca sĩ thu thanh, thu hình. Mỗi người một giọng hát, một lối trình bầy, một cách diễn tả và được người thưởng ngoạn yêu thích khác nhau. Tôi xin mời quý vị cùng nghe lại dưới đây, kể cả phần trình bầy của tác giả ca khúc “Sài Gòn Ơi, Vĩnh Biệt!”:
NGỌC LAN:
https://www.youtube.com/watch?v=uVuWB0KRb-U&list=RDuVuWB0KRb-U&index=1

SĨ PHÚ:
https://youtu.be/wwOlWQCP6AE

KHÁNH LY:
https://www.youtube.com/watch?v=1bwd7813WKo

VŨ KHANH & GUITAR VÔ THƯỜNG:
https://www.youtube.com/watch?v=Zc3VcD9S6ro

HỒ HOÀNG YÊN:
https://www.youtube.com/watch?v=xh097M2SfGI

NAM LỘC:
https://www.youtube.com/watch?v=b14f9RKLiQU

KHÁNH HÀ:
https://www.youtube.com/watch?v=iMbHqh5MXxU
***
***
*Bài viết, slideshow, video – Tưởng Niệm Quốc Hận 30 tháng 4, 2020

*NỮ SĨ DUY HÂN

Mời bấm vào xem slideshow các hình ảnh cũ – Lễ Chào Cờ khắp nơi trên thế giới
Thực hiện slideshow: Duy Hân, cuối tháng 4, 2020

Mời bấm vào nghe bài viết của Duy Hân về 45 năm Quốc Hận, do đài Truyền Thông Việt Ngữ Brisbane(Úc Châu) diễn đọc
Nếu không nghe giọng đọc được, xin bấm vào đây để xem bài viết 45 năm Quốc Hận
https://www.facebook.com/watch/?v=224382692199318
Mời bấm vào xem một đoạn phim video Lễ Chào Cờ tại Toronto năm 2008

Tuyển tập Tháng Tư Đen, tưởng niệm Quốc Hận

Mời bấm vào đọc các chuyện rất ngắn của Duy Hân viết cho quê hương

Mời tham dự “online” trực tuyến theo Thông báo về tổ chức Lễ Thượng Kỳ 2020 toàn thế giới, xin bấm vào xem chi tiết

Mời tham dự THÁNH LỄ 45 NĂM QUỐC HẬN (ONLINE)
do Đức Giám Mục Nguyễn Văn Long (Úc châu) cử hành theo poster dưới đây:***
***
30/04/1975:

Muôn đời vẫn là Ngày Quốc Hận

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

Bây giờ là Tháng Tư, năm 2020, đúng 45 năm ngày Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa đã bị rơi vào tay của bạo quyền Cộng sản Hà Nội, vốn là chư hầu của Tầu cộng.

Những người Việt Nam yêu nước chân chính, dù ở quốc nội hay hải ngoại, tất cả đều không quên 30 Tháng Tư: Ngày Quốc Hận! Và đời đời, lịch sử Việt Nam vẫn khắc ghi 30/04/1975, là Ngày Quốc Hận!

Chính ngày này, ngày đã in sâu trong ký ức của tất cả nạn nhân đau thương, tang tóc, khốc liệt nhất, là Dân-Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa.

Dẫu đã 45 năm trôi qua, nhưng những vết thương do bàn tay sắt máu, tàn ác của chính đảng Cộng sản Việt Nam đã gây ra cho vô số gia đình, kể từ 30/04/1975, tất cả đều đã hằn sâu từ thể xác cho đến tinh thần của những người đã một thời từng quằn quại, đớn đau dưới những thảm cảnh trả tù, hành hạ, tàn độc, ở trong nhà ngoài nhà tù “cải tạo”, sẽ không bao giờ phai nhạt.

Tôi vẫn nhớ như in, ngày đoàn quân xâm lăng của Cộng sản Bắc Việt tràn vào Thành phố Đà Nẵng: 29/03/1975.

Tôi đã chứng kiến từ ngày 20/03/1975, với từng đoàn người di tản từ các tỉnh Trị-Thiên, Nam-Tín-Ngãi, đổ về Đà Nẵng mỗi ngày một đông, họ chỉ mong được lên tàu di tản, vì ở những nơi đó Việt cộng đã hoàn toàn kiểm soát, không còn gì để hy vọng.

Tại Đà Nẵng, trong khi từng đoàn người bồng bế nhau chạy xuống bến Bạch Đằng, thì từng loạt pháo kích của Việt cộng bắn theo nổ chặn đường, làm kẻ chết, người bị thương, ai còn sống, bỏ tất cả lại để chạy thoát thân. Nhưng rồi chuyến tầu cuối cùng cũng đã rời bến Bạch Đằng; những người còn lại đành quay trở về. Trên đường phố từng toán người dìu dắt nhau trở lại, sau khi trở về nhà, họ đóng cửa, chỉ nhìn ra đường qua cửa sổ, họ đã sống trong những giờ phút hãi hùng, chờ đợi, không biết những gì sẽ xảy ra. Thành phố ngưng mọi sinh hoạt.

Làm sao quên được, những hình ảnh của em thơ, cụ già, yếu đuối trong cơn chạy giặc, đã bị trúng mảnh đạn pháo kích của Việt cộng, khiến họ phải chết một cách vương vãi trên các ngả đường, từ bến Bạch Đằng đến khắp thành phố trong giờ phút “lâm chung”.

Ngày ấy, người dân miền Nam: Việt Nam Cộng Hòa đang sống trong một Thể chế Cộng Hòa, Tự Do-Dân Chủ. Một Quốc Gia có đầy đủ Tam Quyền Phân Lập, không ai nghĩ rằng sẽ có một ngày phải “sống chung” với loài Quỷ Đỏ. Nhưng sự thật đã xảy ra. Ngày 30/04/1975, ngày Mất Nước, ngày tất cả con dân của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa đã bị Bạo quyền Cộng sản Hà Nội đày ải đi đến tận cùng của những tang thương và máu lệ!

Sau ngày ấy, đã có biết bao nhiêu người đã bị giam cầm trong những trại tù ngụy danh “cải tạo” trên khắp mọi miền của đất nước, thì đoàn quân xâm lăng Cộng sản Hà Nội đã xông vào nhà, cướp sạch hết tài sản, rồi đuổi cả gia đình họ ra đường, để chia nhau chiếm giữ nhà cửa của họ làm của riêng.

Trại tù ngụy danh “cải tạo” Tiên Lãnh (T.154) Tiên Phước, Quảng Nam

Để mọi người hiểu thêm, tôi xin nói qua về Trại tù Tiên Lãnh (T.154), là hậu thân của trại tù Đá Trắng. Nhân đây, vì tôi vốn là dân gốc tại làng Thạnh Bình, Tiên Phước, Quảng Nam; từ nhà tôi đến nhà cụ Huỳnh Thúc Kháng chỉ cần đi bộ, tôi biết rất rõ về trại này, nơi Bác ruột của tôi, Ông Trần Thắng, đã bỏ mình tại trại này vào năm 1964, nên tôi phải nói rõ về cái tên T.154. Bởi khi quận Tiên Phước mất vào ngày 13/03/1975, thì Việt cộng đã cấp tốc “khởi công” phá bỏ trại Đá Trắng vốn ở dưới hầm đất, để thành lập trại tù mới lớn hơn, từ lúc đầu Việt cộng đã bắt thanh niên quận Tiên Phước làm công việc xây dựng bằng nhà tranh vách đất, đến ngày 15/04/1975, Việt cộng cho “khánh thành” và trại Đá Trắng chính thức đổi tên thành “Trại cải tạo T.154” tức “Trại cải tạo” Tiên Lãnh, để rồi các vị ai đã vào đấy, thì ít có vị nào ra tù trước mười năm, có vị đã bỏ mình tại trại vì bị hành hạ đến bệnh tật không được chữa trị, có vị bị xử bắn, bị bỏ đói, chết khi đôi chân vẫn còn trong đôi cùm sắt, thân thể quắt queo trên nền gạch lạnh lẽo của phòng biệt giam tăm tối.

Tôi cũng xin nói thêm, để cho quý vị cựu tù từng ở trong trại này, nhưng đã được ra tù trước năm 1983, thì không biết được về cái cách “lao động khoán, phải đạt chỉ tiêu hàng ngày” mà tôi thường kể và viết, vì trước năm 1983, không có “lao động khoán”.

Ngoài các trại tù nam, Việt cộng cũng lập thêm phân Trại Nữ gồm có năm nhà, có nhà bếp, trạm xá riêng, các phòng cũng kiên cố như trại nam. Nhưng mỗi khi nữ tù “vi phạm nội quy” thì công an trại nữ lại “Lập biên bản” để đưa vào cùm trong nhà biệt giam của trại nam, vì trại nữ không có nhà cùm biệt giam. Vì thế, nữ tù vì mắc cỡ nên rất sợ bị vào nhà cùm ở bên trại nam; bởi bất kể một nữ tù nào chỉ cần có một giờ bị ôm áo quần đi vào nhà cùm ở trại nam, là cả hai trại đều biết tất cả, qua cái loa phóng thanh đặt ở cả hai trại nam-nữ tù “cải tạo”.

Hai trại nam, nữ cách nhau một giòng suối nhỏ, “tuy xa mà gần, tuy gần mà xa” chung một hội trường để hai trại nam, nữ cùng “học tập chính trị”, hoặc “họp toàn trại” mỗi khi trong trại có nhiều người “vi phạm nội quy” hoặc xem “văn nghệ” vào dịp Tết, hay ngày 2/09, “nghệ sĩ” là các anh chị em đa số thuộc Sinh Viên, Học Sinh, và Chiến Tranh Chính Trị Việt Nam Cộng Hòa.

Nói đến nhà tù này, thật là kinh hoàng, khủng khiếp! Vì là nhà tù lao động chuyên về nông nghiệp, nên cả nam lẫn nữ tù đều phải làm những công việc vô cùng nặng nhọc. Hàng ngày, nữ tù chúng tôi thường đi làm chung với quý vị nam tù. Đến năm 1983, chúng tôi thường xuyên “lao động” hàng ngày với nhà 08 do Thiếu tá Nguyễn Văn Chước “Tự quản” (nhà trưởng) quý vị này đã từng qua nhà biệt giam 02-79 (Đồng Mộ) và nhà 10 do Thiếu tá Trương Quang Dõng làm “nhà trưởng”, ngày nào hai nhà này cũng thay phiên lao động bên nữ tù. Các anh đã thay trâu bò cày, bừa cho nữ cấy, gặt. Với “chỉ tiêu” chung, ba người một sào, bắt buộc phải “đạt” trong ngày. Ngoài ra phải leo lên đồi cao cuốc đất trồng sắn, mỗi ngày với “chỉ tiêu” vừa cuốc vừa trồng phải “đạt” 500 cây hom sắn, hay cuốc đất trồng mía, tỉa đậu, trồng khoai, lên rừng nam đốn củi, nữ vác xuống chất thành mét khối, cũng phải “đạt chỉ tiêu”. Nói tóm lại làm việc gì cũng phải cân, đo cho “đạt chỉ tiêu” mới được nghỉ.

Nhưng không phải “đạt chỉ tiêu” rồi mà tối về phòng được ngủ sớm, mà tất cả chúng tôi, sau giờ ăn tối còn phải “làm tranh thủ” hái đậu phụng (lạc) cũng “chỉ tiêu” cho ba người đầy một thúng mới được về phòng, đặt lưng xuống chưa được bao lâu thì 06 giờ sáng phải thức dậy để bắt đầu một ngày “lao động” khác. Có khi vừa ăn tối xong, phải “tranh thủ” làm cỏ mía… Thôi thì đủ thứ “tranh thủ” không làm sao kể hết.

Chúng tôi vẫn nhớ, có những lần suốt ngày dầm mình dưới sình, lầy, tới ngực, tới bụng làm mồi cho đỉa; nhưng vẫn “không đạt chỉ tiêu”. Vì vậy, đến chiều về trại, chúng tôi đã bị phạt, bằng cách không cho tắm rửa. Những lần như thế, chúng tôi cứ khóc như mưa, chẳng làm sao nuốt nổi chén sắn độn cơm, cũng không sao ngủ được vì trên người còn dây dính những bùn lầy, hôi hám!

Chúng tôi cũng không bao giờ quên những năm tháng lao động bên các vị Quân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa, nhất là các vị thuộc nhà 08 và nhà 10. Tôi vẫn nhớ mãi những ánh mắt đầy thương cảm và lo lắng của các anh, khi nhìn chúng tôi với những tấm thân yếu đuối, mà các anh chỉ nhìn thấy từ bụng, từ ngực nổi trên sình lầy, trong những ngày Đông buốt giá, đến những ngày Hè nắng như thiêu đốt. Đôi chân của chúng tôi lúc nào cũng phải lần bước theo những cây đà, do chính các anh đốn từ trên rừng đem bỏ xuống ruộng. Các anh luôn luôn lưu ý đến chúng tôi, để khi nào nữ tù có ai lỡ trượt chân khỏi cây đà, thì các anh kịp thời nối cuốc, nối tay, kéo chúng tôi lên. Vì thế, có nhiều người rơi xuống ruộng, nhưng không hề có một ai bị chết vùi thân dưới sình lầy cả.

Những cựu tù “cải tạo” không phải là Sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa

Ở trại khác, thì tôi không biết, những riêng Trại Tiên Lãnh. Gồm Trại chính-Trại 1, còn có các Phân trại như: Thôn 05, Na Sơn, Nà Thao…

Người viết quen biết rất nhiều vị cựu tù không phải Sĩ Quan, nhưng đã phải ở tù trên dưới 10 năm, vì cái “tội” là Đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng. Tôi vẫn nhớ tên các vị, kể cả người đã chết, nhưng khó có thể viết hết, nên chỉ kể những “chức vụ cao nhất” của các vị là Xã trưởng, Phó xã trưởng, Ấp trưởng, Ấp phó, Liên gia trưởng. Trung đội trưởng, Trung đội phó Nghĩa quân, Cảnh sát viên, Nhân viên Dân Ý Vụ, cựu Biệt chính, cựu Biệt Kích Tây Hồ… Nghĩa là, dù chỉ là Liên gia trưởng, nhưng vẫn bị Việt cộng bắt bỏ tù không sót một ai, chỉ vì cái “tội” là Đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng!

Đặc biệt, là các Cựu Đoàn viên của Đoàn 18 Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn. Đoàn 18 hầu hết là những cựu cán bộ Biệt Chính. Và hầu hết, các vị là người dân của quận Tiên Phước, Quảng Nam, họ phục vụ tại Tiên Phước, nhưng cũng có thời một gian “đóng” tại xã Kỳ Lý, Kỳ Mỹ, Tam Kỳ. Sau này, Đoàn 18, đã được chuyển sang các Chi-Cuộc Cảnh Sát Quốc Gia, hoặc trở thành những ông Xã trưởng, Ấp trưởng, Và vì hầu hết Đoàn 18, đều là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, nên tất cả các vị Cựu Đoàn 18, Cán bộ Xây Dựng Nông Thôn, đều đã bị Việt cộng bắt đưa vào trại tù, nên sau khi ra tù, các vị đã được sang Hoa Kỳ, vì là thành phần cựu tù “cải tạo”.

Để biết rõ, vì sao người dân ở quê tôi đã bị Việt cộng bỏ tù nhiều như thế. Và đây là câu trả lời: Người ta thường nghe câu: “Ra ngõ gặp anh hùng” Nhưng riêng Làng Thạnh Bình, Tiên Phước, thì người dân lại thường nói với nhau: “Ra ngõ gặp… Quốc Dân Đảng. Mở mắt ra, thấy Quốc Dân Đảng”. Cả làng, đa số là Đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng; một Chính đảng chống Cộng quyết liệt, nên Việt cộng cũng rất thù Quốc Dân Đảng.

Nhưng nếu muốn viết về những đau thương trong nhà tù “cải tạo” và cựu tù, thì không có giấy mực nào có thể kể hết, bởi, đó là những tội ác vô cùng tàn độc, sắt máu, dã man đã sánh cao bằng trời, bao la bằng biển, của bạo quyền Cộng sản Hà Nội.Vì thế, người viết xin tạm dừng ở nơi đây, để viết thêm về những hoàn cảnh khác.

Những cảnh ngộ bi thương của các gia đình của quý vị cựu tù

Đa số các gia đình của quý vị cựu tù, trong lúc đang bị đày đọa trong “Trại cải tạo” thì ngoài kia, bên ngoài song sắt, là Cha, Mẹ, vợ, con… cũng phải gánh chịu những đau thương không kém. Quân xâm lăng, cướp nước Cộng sản Hà Nội, đã xông vào nhà của các vị, để cướp sạch hết những gì có thể dùng được, kế tiếp là dùng bạo lực đuổi thẳng vợ, con của qúy vị ra khỏi nhà, để chiếm làm “nhà riêng” của chúng.

Sau ngày được ra tù, khi đi tìm thăm những người thân, tôi đã chứng kiến nhiều cảnh ngộ đau thương, đến khốn cùng, để rồi cùng gia đình của họ ôm nhau rơi lệ! Những thảm cảnh này, nếu viết ra sẽ rất dài, vì có nhiều vị là nạn nhân và cũng là nhân chứng, nên tôi sẽ kể lại thật rõ trong một bài khác.

Thảm cảnh của Người Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa

Vào một thời đã chắp tay súng, để bảo vệ non sông, bảo vệ tự do, dân chủ, bảo vệ đồng bào. Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, không thể ngờ rằng, có một ngày mình phải bị lâm vào những cảnh ngộ đau thương như vào ngày 30/4/1975. Chính ngày này, khi các vị đang nằm trên giường bệnh, với những vết thương còn rỉ máu, tay chân bị cụt, mắt không còn… Thế nhưng, các vị đã bị những kẻ nhân danh là “giải phóng” đã thẳng tay đuổi hết các vị ra khỏi các Quân y Viện của Việt Nam Cộng Hòa. Vì thế, các vị phải bò, phải lê lết những tấm thân còn rỉ máu trở về nương tựa với gia đình cho đến tận ngày hôm nay!

Vùng “Kinh tế mới”

“Kinh tế mới” là cái mỹ từ do đảng Cộng sản đã đặt để ra, cũng như cái mỹ từ “Học tâp cải tạo” vậy. Thực chất, đây là những vùng đất ở những nơi rừng thiêng, nước độc, không người lui tới, để lưu đày tất cả các gia đình “ngụy dân”. Những vùng “kinh tế mới” toàn là rừng núi hoang vu, đất đá khô cằn, trồng sắn, sắn chết, trồng khoai, khoai khô… không một loại ngũ cốc nào sống được.

Chính vì vậy, sau những tháng năm phải dùng những bàn tay, mà vốn trước kia vốn chỉ quen với phấn trắng, bảng đen của thấy cô giáo “ngụy”. Sau khi lâm vào những căn bệnh sốt rét rừng… có rất nhiều người đã chết ngay trên vùng “kinh tế mới”. Và những giọt nước mắt của họ đã rơi trên những thi thể của con em của mình đã chết vì bệnh tật, đói, lạnh và kiệt sức. Họ cũng đã nhỏ máu mười đầu ngón tay, vì phải vạch gai rừng, đào huyệt mộ trên vùng đất đá, để chôn xác người thân, và cũng không có quan tài, chỉ bó chiếu mà thôi!

Người viết xin nói thêm về cảnh ngộ của các bà vợ của quý vị cựu tù “cải tạo”. Đa số, các bà vợ, thường có việc làm như Công chức, Giáo sư, Giáo viên… Nhưng gần hết các bà vợ không được trở lại văn phòng, không được tiếp tục dạy học ở trường các cấp, vì có chồng đang “học tập cải tạo”, mà đã bị buộc đi “vùng kinh tế mới”. Họ phải dìu dắt con thơ lên tận rừng sâu, núi thẳm, với đôi tay cầm bút ở văn phòng, hay đã quen với phấn trắng, bảng đen, nay phải cầm cuốc, bới đất, trồng khoai, trồng sắn, một nắng hai sương, để một phần nuôi sống con thơ qua ngày, một phần dành dụm, để đi thăm chồng đang bị đày đọa ở trong chốn lao tù!

Người viết có người chị kết nghĩa, chị Hồ Thị Diệp đã kể: Trước 30/04/1975, chị làm việc tại Chi nhánh Ngân Hàng Quốc Gia tại Đà Nẵng. Sau đó, lúc Việt cộng mới vào Đà Nẵng, vì không biết làm việc như thế nào, nên chị đã được “lưu lại” để chị chỉ vẽ cho chúng biết những công việc tại Chi nhánh Ngân hàng. Nhưng sau khi chúng đã học hỏi xong xuôi, chúng tìm cách “kết tội” là “Công chức làm việc cho Ngụy”, và bắt chị đi vào nhà tù, và chị cùng ở trại với tôi. Còn chồng của chị, anh Mỹ, đang dạy tại trường Trung học, thì Việt cộng đã thẳng tay đuổi ra khỏi trường, vì “Giáo viên ngụy, không biết dạy giáo trình cách mạng”. Trước hoàn cảnh này, anh Mỹ phải dắt ba đứa con nhỏ trở về quê Cẩm Kim, Hội An, rồi mua một chiếc máy xay gạo cũ, hàng ngày xay gạo thuê kiếm tiền nuôi con và đi thăm nuôi vợ trong tù, tôi đã được Chị Diệp cho đọc những lá thư ngắn anh gửi vào nhà tù cho chị. Chị thường hay kể chuyện với tôi, và khóc vì thương nhớ chồng con. Trước ngày ra tù, chị Diệp có nhờ tôi làm cho chị một bài thơ, nói về tình nghĩa vợ chồng của của anh chị, theo lời chị kể, để chị đọc thuộc lòng, khi về nhà sẽ đọc cho anh Mỹ biết “thơ của cô em kết nghĩa” trong tù.

Một cảnh ngộ khác, mà sau khi được ra khỏi nhà tù, tôi đã gặp lại người em kết nghĩa, là Kim Anh, trước 30/04/1975, là Giáo viên, con gái của một ông chủ cây xăng tại Đà Nẵng, đang ngồi bán xăng lẻ ở ngã ba Hòa Cầm. Gặp lại nhau, sau khi nói về những năm tháng cũ, Kim Anh kể:

“Em đang đi dạy họ bảo em, nếu muốn đi dạy lại, thì phải đi học chính trị về đường lối và giáo trình cách mạng. Phải dạy theo cách dạy mới như làm toán, phải tính theo cách cộng, trừ, nhân chia bằng súng, đạn, nguỵ… Phải dạy học trò đọc theo kiểu “cách mạng” như Bờ, Cờ, Đờ… nên em vì không muốn đi học chính trị, không muốn dạy học sinh theo cách đó, vậy là nhà em bị mất cây xăng, còn em thì ngồi đây bán xăng lẻ sống qua ngày, còn anh Hoàng (anh cả của Kim Anh) đang học Chính Trị Kinh Doanh, không biết làm gì, nên ở nhà… nấu cơm cho ba má em đã già và thằng em trai không chịu học “chương trình mới”, nên đã bỏ học và em đi bán xăng lẻ về nhà cùng ăn.
Nhưng riêng em thì vậy, chứ cũng có một thiểu số Công chức, Giáo viên vì đã từng “Hoạt động thành” (có nghĩa là Cộng sản nằm vùng thứ thiệt – người viết giải thích) thì được cho tiếp tục làm việc, hoặc đi dạy, nhưng dạy học sinh theo “giáo trình cách mạng” mà không cần phải đi “học chính trị và giáo trình cách mạng” bởi trước kia họ đã lén lút vào bưng, được “đào tạo dạy theo giáo trình cách mạng rồi”.

Những gì đã viết ở trên, là do lời kể của hai người chị và em kết nghĩa. Song vẫn còn rất nhiều cảnh ngộ bi thảm khác nữa, nhưng người viết đành gác lại cho lần sau, để xin viết tiếp về những hoàn cảnh khác.

Những giọt nước mắt dưới gầm cầu, trong bãi tha ma

Đó là thảm cảnh của những người đã sống sót qua các vùng “kinh tế mới”, của những người khốn khổ, bần cùng, vô gia cư; bởi nhà cửa đã bị đảng Cộng sản cướp hết tài sản, nhà cửa. Vì thế, họ phải gối đất, nằm sương, có khi phải ăn, ngủ trong những bãi tha ma. Con cái của họ không được học hành, vì họ là “ngụy dân” không có “sổ lương thực”, không có “hộ khẩu”.

“Hòa hợp-Hỏa giải” với Cộng sản

Lịch sử đã chứng minh, đã cho chúng ta biết quá rõ về những thủ đoạn gian manh của đảng Cộng sản Việt Nam. Ngược thời gian, về thời kỳ Hồ Chí Minh kêu gọi “Kháng chiến chống Pháp”, là một trong những chiêu bài, với mục đích, để gom hết những thành phần trí thức, nhiệt thành yêu nước, chống Pháp, nên các vị ấy đã chấp nhận “ngồi chung” với “Chính phủ Liên Hiệp”. Trong số đó, có Cụ Huỳnh Thúc Kháng, để rồi Cụ phải chết dưới tay của Hồ Chí Minh, hoặc như Cụ Vũ Hồng Khanh, rồi cũng phải bỏ chạy thoát thân. Sau ngày 30/04/1975, Cụ Vũ Hồng Khanh cũng bị bạo quyền Hà Nội bỏ tù cho đến kiệt sức, khi được ra tù, thì chết!

Đảng Cộng sản Việt Nam đã chiêu dụ vô số người “ngây thơ” để “hợp tác” với chúng. Nhưng tất cả đã phải trả những cái giá quá đắt, có những người phải “trả” bằng chính sinh mạng của mình.